Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ giúp mẹ sớm tìm được những phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu những biến chứng có thể gặp phải cho cả mẹ bầu và em bé.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ giúp mẹ sớm tìm được những phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu những biến chứng có thể gặp phải cho cả mẹ bầu và em bé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, có các dấu hiệu tăng đường huyết trong quá trình mang thai. Thông thường sẽ hay gặp phải tình trạng này vào tuần thai thứ 24-28.
Các dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ
Thông thường, các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng và thường được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, khi lượng đường huyết tăng quá cao thì thai phụ có thể nhận biết tiểu đường thai kỳ qua một số dấu hiệu dưới đây
Nhận biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Đi tiểu nhiều hơn
Hiện tượng này khá phổ biến ở mẹ bầu, ngoài nguyên nhân do sự gia tăng của hormone HCG và áp lực thai nhi lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần thì tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân.
Hiện tượng này có thể giải thích như sau: khi lượng đường glucose trong máu không được chuyển hóa hết thành năng lượng thì thận sẽ phải sản sinh ra nhiều nước tiểu để đào thải lượng đường đó ra khỏi cơ thể. Đó là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Do đó, khi thấy mình đi tiểu nhiều hơn một cách bất thường, mẹ bầu nên trao đổi và nhớ đến sự tư vấn của bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời nhé!
Luôn cảm thấy khô miệng, khát nước
Mẹ bầu luôn cảm thấy miệng khô, khát nước có thể là dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ
Bị tiểu đường thai kỳ khiến cho thai phụ phải đi tiểu nhiều lần khiến cho cơ thể bị mất nước và có nhu cầu bổ sung thêm nước. Chính vì vậy mẹ bầu luôn cảm thấy miệng khô, khát nước, muốn uống nước nhiều hơn bình thường. Cứ như vậy, tạo thành một vòng tròn quẩn quanh là bị khô miệng nên khát nước dẫn đến uống nước nhiều, uống nhiều lại muốn đi tiểu nhiều, đi nhiều bị mất nước lại cảm thấy khát nước….
Luôn cảm thấy đói và thèm ăn
Phụ nữ mang thai sau thời kỳ thai nghén thì có xu hướng ăn nhiều hơn để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu như lúc nào cũng cảm thấy đói, luôn có cảm giác thèm ăn cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân do lượng insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose cung cấp năng lượng nuôi cơ thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng cần thiết. Khi đó, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, mẹ bầu cảm thấy thèm ăn liên tục bất kể vừa mới ăn xong hay đã ăn nhiều như thế nào.
Nhiễm nấm âm đạo
Khi mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ, nồng độ đường trong máu tăng cao, bài tiết qua đường nước tiểu khiến âm đạo trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, nấm phát triển nhanh chóng. Nếu như mẹ bầu gặp phải cảm giác ngứa ngáy, rát buốt mỗi khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi.... thì rất có thể là mẹ bầu đã bị nhiễm khuẩn vùng kín. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên sớm đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
>>> Dung Dịch Vệ Sinh Cho Bà Bầu Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?
Mắt mờ trong thời gian ngắn
Đây cũng là một trong số những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột mà cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn và sẽ dần trở lại trạng thái bình thường sau khi cơ thể đã thích nghi.
Một số câu hỏi thường gặp
Bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?
Bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?
Những loại thức ăn mà bà bầu nên hạn chế ăn khi bị tiểu đường thai kỳ có thể kể đến như sau:
Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, chất bột đường như: bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, đồ nếp, các loại nước ngọt, bánh kẹo…
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: xúc xích, thịt xông khói... Nên thay thế bằng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt...
>>> Bài viết liên quan
- Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh
- Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy để tốt mẹ, khỏe con?
Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Nếu mẹ bầu xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể thì thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và mẹ không bị ảnh hưởng gì đến quá trình sinh nở.
Về câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề sản khoa, khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Tùy thuộc vào tình trạng lúc mẹ bầu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kiểm tra để quyết định việc sinh thường hay sinh mổ.
Mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?
Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?
Nếu không may bị tiểu đường, mẹ bầu cần khám sức khỏe định kỳ để biết được mức độ đường trong máu cao hay thấp có ở mức an toàn không. Từ đó bác sĩ sẽ giúp tư vấn và chỉ định mẹ có thể uống sữa bầu bình thường hay phải dùng loại sữa dành riêng tùy theo tình trạng của mỗi người.
Sữa cho mẹ bầu bị đái tháo đường thường là các loại sữa không làm tăng đường huyết quá mức, thường là sữa không đường và có hàm lượng carbohydrate trong sữa thấp.
Trên đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu này lại rất dễ nhầm lẫn bởi chúng giống với các dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết bình thường của phụ nữ mang thai. Do đó, tốt nhất là đi thăm khám và làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất cũng như nhận được sự tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội