Tiểu Đường Thai Kỳ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?

Tiểu Đường Thai Kỳ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cần Lưu Ý Điều Gì?

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ.Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ trong bài viết dưới đây.

Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc phải tiểu đường thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo WHO tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện lần đầu tiên, khởi phát trong lúc mang thai. Thông thường, mẹ bầu mắc phải tình trạng này thường không có triệu chứng cụ thể nên thường khó phát hiện và triệu chứng này sé dần biến mất sau 6 tuần sau khi sinh em bé.

Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

tiểu đường thai kỳ là gì, vì sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thai kỳ là như thế nào, bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, tiểu đường thai kỳ tiếng anh là gì, tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì, tiểu đường thai kỳ nguyên nhân, tiểu đường thai kỳ nên uống gì

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ trước hết là do trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng cho cơ thể của mẹ bầu cao hơn, đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Mặc dù cơ thể bà bầu có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin - giải quyết lượng đường tăng cao, dư thừa nhưng không phải ai cũng được thuận lợi như vậy, dẫn đến việc tồn đọng lượng đường trong cơ thể mà buộc phải thải ra bên ngoài gây ra hiện tượng đái tháo đường thai kỳ.

Mặt khác, các loại nội tiết tố do nhau thai sản sinh ra trong thời kì mang thai để nuôi dưỡng thai nhi phát triển vô tình lại gây ra một số tác động xấu đến insulin, khiến cho mẹ bầu  rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết tố và dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Có thể nói tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh rất nguy hiểm, không những gây ra những biến chứng bất thường, ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển thể chất, não bộ thai nhi mà còn gây ra hậu quả vô cùng xấu đến mẹ bầu. Cụ thể:

1. Ảnh hưởng đối với mẹ bầu

Nếu như mẹ bầu không may mắc tiểu đường thai kỳ thì có thể là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, thai lưu, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận... 

Cao huyết áp

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ bị cao huyết áp hơn bình thường. Nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp, sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: tiền sản giật, suy gan, thận, sinh non, thai chậm phát triển... Do đó, trong mỗi lần khám thai định kỳ mẹ bầu bị tiểu đường cần được theo dõi cân nặng, đo huyết áp , tìm protein niệu thương xuyên...

Sinh non

Những bà bầu bị đái tháo đường thai kì có nguy cơ sinh non cao hơn so với bà bầu bình thường. Nguyên nhân là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.

Đa ối

Bị tiểu đường thai kỳ khiến cho lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, khiến em bé có thể sinh ra nhiều nước tiếu hơn dẫn đến đa ối. Đa ối khiến cho từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ sản xuất quá nhiều dịch ối, tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát lượng đường glucose trong huyết tương không tốt sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này thường không có triệu chứng lâm sàng, nếu không được điều trị sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, nguy cơ nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối...

Sẩy thai, thai lưu

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu cao hơn nhiều lần so với mẹ bầu bình thường do việc không kiểm soát tốt nồng độ glucose huyết tương của người mẹ hoặc can thiệp muộn khi thai nhi phát triển to hơn nhiều so với tuổi thai.

Ảnh hưởng lâu dài

Về lâu về dài, bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tiến triển lên mức độ nặng hơn sau sinh và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng trong quá trình mang thai hơn các thai phụ khác.

tiểu đường thai kỳ là gì, vì sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thai kỳ là như thế nào, bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, tiểu đường thai kỳ tiếng anh là gì, tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì, tiểu đường thai kỳ nguyên nhân, tiểu đường thai kỳ nên uống gì

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.

Thai nhi thừa cân, tăng trưởng quá mức

Việc tăng quá mức lượng glucose từ mẹ vào thai nhi kích thích tụy của thai nhi sản xuất insulin, khiến cho nhu cầu năng lượng của thi nhi tăng cao, dẫn đến thai nhi tăng trưởng quá mức.

Hạ đường huyết thai nhi

Tuyến tụy của trẻ sản xuất insulin để giải phóng lượng glucose dư thừa, tuy nhiên, khi nsulin tăng quá mức sẽ làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp. Nếu bị hạ đường huyết trầm trọng có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cấp ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ dẫn đến tử vong lên tới 10%.

Bệnh lý sơ sinh

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ khiến các bé sinh ra có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp, giảm canxi, đa hồng cầu và một số vấn đề về tim mạch sau sinh.

Ngoài ra, do tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến bilirubin huyết tương tăng gây vàng da sơ sinh.

Lời khuyên cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

1. Ăn thực phẩm lành mạnh

Ăn các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường, những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp như các loại hạt, ngũ cốc, ăn nhiều trái cây ít đường, rau xanh.

Hạn chế sử dụng đồ uống có đường hay thêm đường vào các loại sinh tố, nước ép trái cây của mẹ bầu bị tiểu đường.. duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn của bạn hằng ngày.

Mẹ bầu nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhờ tư vấn thực đơn, kế hoạch ăn uống an toàn.

tiểu đường thai kỳ là gì, vì sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao bị tiểu đường thai kỳ, tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thai kỳ là như thế nào, bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, tiểu đường thai kỳ tiếng anh là gì, tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì, tiểu đường thai kỳ nguyên nhân, tiểu đường thai kỳ nên uống gì

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Vận động hợp lý còn giúp tăng cường sự dẻo dai, củng cố hoạt động tim mạch, tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp tiết ra nội tiết tố giúp mẹ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn, giảm stress hiệu quả.

Mẹ bầu nên gặp bác sĩ sản khoa để được khám sức khỏe và tư vấn chế độ vận động, thể dục hiệu quả. Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục (có thể chia nhỏ thời gian mỗi lần khoảng 10 phút) hoặc các hoạt động khác như làm việc nhà, đi bộ nhẹ nhàng cũng đem lại hiệu quả.

3. Thường xuyên theo dõi đường huyết

Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều năng lượng để chuyển đổi, dẫn đến lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. 

4. Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi mang thai

Thông thường, bệnh tiểu đường hết ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Vì thế, mẹ nên xét nghiệm bệnh tiểu đường sau sinh em bé 6-12 tuần, và sau đó định kỳ 1-3 năm để nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như có hướng điều trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ có thêm những kiến thức cơ bản, hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu gặp phải những vấn đề bất kì về sức khỏe lúc mang thai, đừng chủ quan mà hay liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé! Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên ghé Mekhoconthongminh mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé nhé!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!