Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da, Vàng Mắt Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Thế Nào?
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách chữa vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt không phải là hiện tượng hiếm gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến ba mẹ những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Vàng mắt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng ba mẹ nhìn thấy lòng trắng của mắt trẻ có màu vàng. Đây là triệu chứng thường gặp phải của hội chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt do vàng da sinh lý
Gan của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn chỉnh để có thể xử lý được hết biblirubin để dào thải ra ngoài qua đường ruột. Khiến cho tích tụ bilirubin trong máu dẫn đến vàng da, vàng mắt. (Bilirubin là sắc tố màu vàng được giải phóng ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu cũ sản sinh tế bào mới.)
Thông thường vàng da sinh lý xuất hiệu sau khi trẻ sinh được 24 giờ và sẽ biến mất trong vòng 1 tuần. Còn với trẻ sinh thiếu tháng, vàng da biến mất trong 2 tuần.
>>> Trẻ em bị vàng da là bệnh gì? Dấu hiệu, cách chữa và phòng tránh
Trẻ sơ sinh không được bú đầy đủ sữa mẹ, nhất là nguồn sữa non quý giá
Nguyên nhân vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh
Trẻ không được bú đủ sữa mẹ hoặc sữa mẹ chưa đảm bảo dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị vàng mắt. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ đầy đủ, nhất là sữa non quý giá vừa giàu giá trị dinh dưỡng lại vừa có tác dụng tăng cường sức đề khàng cho trẻ.
Để khắc phục hiện tượng vằng mắt ở trẻ sơ sinh do sữa mẹ rất đơn giản. Mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào thực đơn sau sinh để có được nguồn sữa vừa đủ về lượng, tốt về chất cho con yêu.
Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Trẻ sơ sinh bị tán huyết do có nhóm máu không tương thích với mẹ: Tức là mẹ và em bé có nhóm máu khác nhau. Nguyên nhân có thể do trong lúc sinh con hoặc khi mẹ bị một chấn thương bất kỳ nào đó khiên cho một vài tế bào máu của em bé có thể di chuyển vào máu của mẹ.
Khi ấy, các kháng thể nhỏ hơn sẽ di chuyển ngược lại từ cơ thể mẹ vào máu của em bé, tiêu diệt hồng cầu của thai nhi trong bụng mẹ. Kết quả là đến sau khi sinh ra, da và mắt trẻ sơ sinh bị vàng.
Trẻ bị tán huyết cần phải được bác sĩ theo dõi, điều trị. Tùy theo mức độ sẽ có biện pháp khắc phục truyền máu hoặc thay máu.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt do Viêm gan B
Nếu như trẻ sơ sinh bị vàng mắt do viêm gan B thì đây là nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Nguyên nhân trẻ bị viêm gan B là do sự lây truyền từ mẹ sang con. Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam có khoảng 10-13% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B và khả năng lây truyền sang cho thai nhi là rất lớn.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm gan B dễ nhận thấy:
- Tròng mắt và làn da toàn thân đều chuyển vàng
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh
- Màu nước tiểu đục hơn bình thường
- Trẻ sơ sinh bỏ bú
- Nôn ói nhiều lần, đi ngoài phân lỏng
- Trẻ bị sốt cao
Khi trẻ có những dấu hiệu nghi nhiễm viêm gan B thì điều ba mẹ cần làm là đưa trẻ đi thăm khám bám sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào?
Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sinh lý thì sẽ tự biến mất sau 7-10 ngày mà không phải dùng đến phương pháp điều trị đặc biệt nào. Bởi vì lúc ấy, gan của bé đã phát triển tốt hơn, đã có thể tự đào thải bilirubin còn dư ra bên ngoài qua đường ruột.
Mẹ nên tích cực cho con bú để tránh bị vàng mắt vàng da ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ dưới đây để giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng mắt:
- Mẹ nên tích cực cho con bú, đảm bảo con được bú đủ lượng sữa cần thiết và chắc chắn rằng mẹ có đủ sữa cho bé bú và nguồn sữa ấy luôn đảm bảo đủ dưỡng chất.
- Cho trẻ tắm nắng 5-10 phút vào buổi sáng lúc 7-8 giờ
- Phòng của bé luôn phải đảm bảo có đủ ánh sáng
- Khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài sau 7-10 ngày không khỏi; da trẻ có màu vàng đậm thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc, thăm khám, điều trị.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do bệnh lý cần được theo dõi quan sát và thăm khám của bác sĩ để có phương án chăm soc và điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng ngừa vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh
- Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu thật tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ, định kì có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ.
- Tận dụng nguồn sữa non quý giá cho trẻ bú ngay sau sinh và chú ý giữ ấm trẻ để trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ 8 – 10 cữ bú một ngày
- Phòng của trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ có thể hiểu được nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị vàng mắt cũng như gợi ý cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ bị vàng mắt vàng da. Nếu thấy con có biểu hiện bất thường, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nhé. Đừng quên theo dõi Mekhoeconthongminh.com để cập nhật thêm nhiều bài viết, chia sẻ bổ ích để chăm sóc mẹ bầu, em bé tốt nhất nha! Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội