Nguyên tắc “bất di bất dịch” khi chọn chậu tắm cho bé
Lựa chọn chậu tắm cho bé là điều vô cùng quan trọng. Bởi khi tắm trong chiếc chậu phù hợp sẽ tạo cảm giác thích thú hơn cho trẻ, trẻ không còn lo sợ, quấy khóc nữa. Riêng mẹ, tắm cho con cũng vô cùng tiện lợi, đơn giản, thoải mái.
1. Nguyên tắc chọn chậu tắm cho bé
Khi chọn chậu tắm cho bé, các mẹ cần phải quan tâm đến những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sản phẩm tốt, an toàn, hiệu quả:
1.1 Kích thước phù hợp
Chậu tắm cho bé có rất nhiều kích thước to – nhỏ, nông – sâu khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé để mẹ lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp.
Tuy nhiên, để tiết kiệm bớt chi phí, mẹ nên cân nhắc chọn mua những loại chậu tắm có kích thước lớn hơn 1 chút vì độ tuổi sơ sinh bé phát triển rất nhanh. Nếu mua chậu tắm có kích thước vừa phải thì chỉ dùng được 2 – 3 tháng. Sau khoảng thời gian này lại phải thay chậu khác, rất tốn kém.
1.2 Chất liệu an toàn
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn chậu tắm được làm từ chất liệu nhựa cao cấp PP để đảm bảo sự an toàn cho bé. Đồng thời, nhựa PP có độ bền cao, không bị co giãn khi đổ nước nóng, không gây nguy hiểm cho làn da trẻ.
Chậu tắm cho bé phải được làm từ chất liệu an toàn, không chứa hóa chất độc hại
1.3 Thiết kế an toàn
Thiết kế an toàn cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu khi chọn chậu tắm cho bé. Chậu tắm phải được thiết kế an toàn, tất các các góc cạnh phải được bo tròn, tránh làm tổn thương da bé.
Thiết kế theo kiểu rãnh không bị trơn trượt để đảm bảo trong quá trình tắm con không có bất kỳ sự cố nào xảy ra, dù là nhỏ nhất.
1.4 Giá cả
Đương nhiên, giá cả sẽ đi kèm với chất liệu, kích thước và chức năng của chậu tắm. Tuy nhiên, không hẳn chậu tắm đắt tiền thì mới tốt còn rẻ tiền thì sẽ kém. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chậu tắm có giá cả phải chăng mà chất lượng vẫn đảm bảo. Vậy nên, mẹ hãy cân nhắc kỹ lưỡng về mặt tài chính, mục đích, nhu cầu sử dụng của bé để đưa ra quyết định hợp lý có giá thành phải chăng.
1.5 Các chức năng đi kèm
Đây là những chức năng được trang bị thêm cho chậu tắm như: ghế nằm, nhiệt kế, cảm biến, lưới đỡ, gấp gọn,…Còn lại các chậu tắm thông thường đều được thiết kế với mục đích chỉ tắm.
Nếu có điều kiện hơn thì mẹ nên đầu tư cho con mình 1 chiếc chậu tắm đa năng, có nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước để tránh tình trạng nước tắm không quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời có ghế nằm để tắm cho bé an toàn hơn khi mẹ chưa có kinh nghiệm.
3. Những điều mẹ nên lưu ý khi chọn chậu tắm cho bé
- Chọn những loại chậu tắm đủ dày, đủ cứng, không bị biến dạng khi đổ nước nóng.
- Mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại chậu có đánh dấu mực nước bên trong để căn lượng nước vừa phải cho bé.
- Chọn những loại chậu tắm cho bé đã được bo tròn các góc cạnh, tránh gây tình trạng xước da, tổn thương bé.
4. Gợi ý một số loại chậu tắm thông dụng cho bé
4.1 Chậu tắm cơ bản có kèm lưới tắm
Đây là loại chậu tắm cơ bản nhất được bày bán rộng rãi trên thị trường, mẹ có thể mua tại bất kỳ cửa hàng nào bán đồ dùng cho mẹ và bé.
Chậu tắm cơ bản có kèm lưới tắm
Ưu điểm:
- Sản phẩm có thêm phần lưới tắm, dây đai để cho bé nằm trên mặt nước. Bộ phận này cũng dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc giặt giữ, vệ sinh sản phẩm. Sau một khoảng thời gian, bé đã lớn, kiểm soát được phần đầu thì mẹ có thể gỡ bỏ lưới tắm cho bé.
- Thông thường, chậu tắm sẽ được thiết kế 3 phần: phần tựa đệm, phần chặn và độ nghiêng. Khi bé đã ngồi vững, không cần sự trợ giúp của mẹ thì mẹ có thể xoay ngược phần chậu tắm để bé có đủ chỗ ngồi, thoải mái chơi đùa trong nước mà không lo bé bị ngã.
Nhược điểm:
- Đa phần các loại chậu tắm này đều không có nắp thoát nước. Mẹ muốn thoát nước hoàn toàn thì phải lật ngược chậu tắm lại, trút bỏ nước ra bên ngoài.
4.2 Chậu tắm bơm hơi có ghế ngồi
Chậu tắm bơm hơi có ghế ngồi được thiết kế tinh tế, hiện đại. Tuy nhiên không thích hợp cho các bé trong giai đoạn sơ sinh. Sản phẩm chỉ thực sự phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên và đang trong giai đoạnh tập đi.
Chậu tắm bơm hơi có ghế ngồi
Ưu điểm:
- Bề mặt được thiết kế chống trơn trượt đảm bảo an toàn cho trẻ khi tắm.
- Sản phẩm có thể gấp gọn lại sau khi sử dụng xong.
- Chậu tắm có vạch đánh dấu mực nước, rãnh thoát nước giúp hạn chế tình trạng nấm mốc.
Nhược điểm:
- Khi tắm bằng chậu tắm bơm hơi, trẻ có nguy cơ bị lật. Vì thế, mẹ phải đảm bảo chậu tắm được đầy hơi khi sử dụng. Đồng thời mẹ phải luôn bên cạnh trẻ, theo dõi quá trình tắm của con.
4.3 Chậu tắm có chân đế
Khi vừa sinh xong, cơ thể mẹ còn đau nên gặp rất nhiều khó khăn khi gập người. Bởi vậy mà việc tắm cho bé cũng khó khăn hơn. Lúc này, sử dụng chậu tắm có chân đế là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Loại này có thể dùng được cho bé từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi.
Chậu tắm cho bé có chân đế
Ưu điểm:
- Loại chậu tắm này có đế chân nên cứu cánh cho các mẹ khi vừa sinh xong, hạn chế cúi gập người, làm đau vết mổ, vết khâu.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn các loại chậu tắm khác. Do đó, mẹ cần cân nhắc xem mình có đủ tài chính để mua không nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm chọn chậu tắm cho bé. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mẹ, lựa chọn được sản phẩm tốt, có độ bền cao, đảm bảo an toàn cho bé khi tắm.