Bà Bầu Chảy Máu Mũi Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Bà Bầu Chảy Máu Mũi Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Khoảng 20% mẹ bầu bị chảy máu cam, nhất là từ sau tháng thứ 4 của thai kỳ khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng liệu bà bầu chảy máu cam có sao không? Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời mẹ nhé!

Khoảng 20% mẹ bầu bị chảy máu cam, nhất là từ sau tháng thứ 4 của thai kỳ khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng liệu bà bầu chảy máu cam có sao không? Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu mũi khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bị chảy máu cam trong thai kỳ. Chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

bà bầu chảy máu mũi có sao không, bầu chảy máu cam có sao không, chảy máu mũi khi mang thai, bà bầu bị chảy máu cam có sao không, có bầu chảy máu cam có sao không, bà bầu bị chảy máu mũi có sao không, chảy máu mũi khi mang bầu, có bầu chảy máu mũi, bầu chảy máu mũi có sao không, bị chảy máu mũi khi mang thai, mang bầu chảy máu cam có sao không, có bầu bị chảy máu mũi có sao không, tại sao bà bầu chảy máu cam, vì sao bà bầu bị chảy máu mũi, bị chảy máu mũi khi mang bầu, bà bầu hay chảy máu cam có sao không

Có bầu chảy máu cam có sao không? Nguyên nhân do đâu?

  • Mạch máu mũi mở rộng: Các hormone estrogen và progesterone gia tăng trong quá trình mang thai. Do đó, lượng máu cơ thể cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và bé. Vì máu được sản xuất nhiều hơn khiến cho mạch máu ở mũi ở mũi giãn nở cùng với áp lực lớn hơn làm tăng nguy cơ mạch máu bị vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu mũi lúc mang thai.
  • Mẹ bầu bị cảm cúm, viêm xoang, rối loạn đông máu: Khi gặp phải những tình trạng này hay khi thời tiết trở lạnh hoặc ở trong môi trường điều hòa lạnh, khô sẽ khiến màng nhầy trong mũi bị khô, dễ bị chảy máu cam.
  • Do chấn thương hay bệnh lý: Mẹ bầu bị chấn thương vùng mặt, mũi hay gặp phải bệnh lý liên quan đến huyết áp cao hay rối loạn đông máu cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu cam.
  • Do tác động của một số loại thuốc: aspirin, warfarin, enoxaparin, clopidogrel hoặc các thuốc chống viêm không steroid. Hay các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và các loại thuốc xịt mũi thì mẹ bầu cũng nên cân nhắc và cẩn thận khi sử dụng.

>>> Xem thêm:

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?

Theo các bác sĩ, nếu trong quá trình mang thai gặp phải chảy máu cam một vài lần thì thường là vô hại, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào.

Tuy nhiên, nếu bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần trong một tuần thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện tình trạng bệnh, có thể là một căn bệnh mạn tính nào đó chẳng hạn như dị ứng….

Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị chảy máu cam lúc mang thai thường không gây nguy hiểm cho thai nhi hay mẹ bầu. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 10% bà bầu bị chảy máu mũi sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi ở nhóm các mẹ không bị chảy máu cam thì tỉ lệ đó chỉ là 6%.

Chảy máu cam lúc mang thai rất hiếm khi làm ảnh hưởng đến cách sinh con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chảy máu cam nặng và bị 3 tháng cuối của thai kỳ thì rất có thể mẹ sẽ phải sinh mổ.

Bà bầu nên làm gì để cầm máu?

bà bầu chảy máu mũi có sao không, bầu chảy máu cam có sao không, chảy máu mũi khi mang thai, bà bầu bị chảy máu cam có sao không, có bầu chảy máu cam có sao không, bà bầu bị chảy máu mũi có sao không, chảy máu mũi khi mang bầu, có bầu chảy máu mũi, bầu chảy máu mũi có sao không, bị chảy máu mũi khi mang thai, mang bầu chảy máu cam có sao không, có bầu bị chảy máu mũi có sao không, tại sao bà bầu chảy máu cam, vì sao bà bầu bị chảy máu mũi, bị chảy máu mũi khi mang bầu, bà bầu hay chảy máu cam có sao không

Bà bầu bị chảy máu mũi khi mang thai nên làm gì?

Khi bị chảy máu cam, mẹ bầu chú ý không nên nằm xuống hay nghiêng đầu ra sau bởi sẽ có thể nuốt vào máu, máu chảy xuống họng và dạ dày, khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn. Nếu máu chảy xuống họng nhiều sẽ gây kích thích đường thở, vô cùng nguy hiểm.

Việc nên làm khi bị chảy máu cam đó là:

Mẹ bầu nên ngồi xuống và hơi cúi người về phía trước để phần máu đọng còn lại chảy nốt ra khỏi mũi. Nếu cảm thấy bị chóng mặt thì mẹ nên nằm nghiêng về một bên.

  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đẻ bịt chặt phía trên phần cánh mũi, thở bằng miệng trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý không nên kiểm tra xem tình trạng chảy máu như thế nào trong lúc này bởi có thể làm cản trở quá trình đông máu, khiến máu tiếp tục chảy.
  • Có thể dùng đá để chườm lên sống mũi giúp làm co mạch máu lại, làm chậm quá trình chảy máu.

Kể cả sau khi máu đã ngưng chảy thì mẹ cũng lưu ý tránh những hành động sau để không bị chảy máu lại:

  • Không nên nằm ngửa trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chảy máu;
  • Không nên làm những việc nặng hay luyện tập, vận động mạnh;
  • Không nên uống đồ nóng - nguyên nhân làm các mạch máu giãn nở.

Khi nào mẹ bầu nên đến bệnh viện?

Tình trạng chảy máu cam thường chỉ xảy ra và kết thúc trong khoảng 20 phút. Nếu như mẹ thấy tình trạng chảy máu kéo dài hơn 30 phút hay thấy bị chảy quá nhiều máu, cảm giác bị khó thở, tức ngực, người chóng mặt mệt mỏi… thì cách tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế.

Tình trạng bị chảy máu cam lúc mang thai chỉ xảy ra nhất thời và sẽ tự khỏi sau khi sinh.

bà bầu chảy máu mũi có sao không, bầu chảy máu cam có sao không, chảy máu mũi khi mang thai, bà bầu bị chảy máu cam có sao không, có bầu chảy máu cam có sao không, bà bầu bị chảy máu mũi có sao không, chảy máu mũi khi mang bầu, có bầu chảy máu mũi, bầu chảy máu mũi có sao không, bị chảy máu mũi khi mang thai, mang bầu chảy máu cam có sao không, có bầu bị chảy máu mũi có sao không, tại sao bà bầu chảy máu cam, vì sao bà bầu bị chảy máu mũi, bị chảy máu mũi khi mang bầu, bà bầu hay chảy máu cam có sao không

Chảy máu mũi khi mang bầu có sao không? 

Cách phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai

Một số biện pháp phòng tránh tình trạng chảy máu cam trong thai kỳ

  • Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy trong mũi.
  • Dùng các loại thuốc xịt mũi, thông mũi theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránhi những loại thuốc có thể làm khô màng mũi và gây kích ứng mũi hơn. Có thể nhỏ hoặc xịt dung dịch nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam
  • Xì mũi nhẹ nhàng, khi hắt hơi nên mở miệng để làm giảm áp lực tập trung vào mũi, giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu mũi.
  • Tạo độ ẩm trong nhà, nhất là vào mùa đông hoặc nơi khí hậu khô, hanh.
  • Giữ cho phòng ngủ, không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích từ môi trường như khói bụi, khói thuốc, ô nhiễm, hóa chất có thể gây kích thích mũi.
  • Dùng dầu bôi hoặc sáp bôi trơn mũi nhẹ nhàng để giữ ẩm cho mũi
  • Không làm việc nặng hoặc vận động, tập luyện quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể: rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch.

Câu hỏi thường gặp

1. Bị chảy máu cam có thể gây ra thiếu máu trong thai kỳ không?

Có, nếu mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam có thể làm giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể và dẫn đến bị thiếu máu.

2. Chảy máu cam có liên quan đến huyết áp cao trong thai kỳ không?

Có, 2 loại hormone thai kỳ là progesterone và estrogen có thể làm giãn mạch máu và tăng huyết áp. Khi áp lực trên các mạch máu mũi bị tăng lên khiến mẹ bị chảy máu cam.

3. Chảy máu cam có liên quan như thế nào với đau đầu trong thai kỳ?

Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai có thể làm mạch máu bị giãn ra đồng thời làm tăng lượng máu xung quanh mũi và não. Khi đó, lưu thông máu tăng lên dẫn đến chảy máu cam và cũng gây ra đau đầu ở một số phụ nữ.

Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?” cũng như chỉ ra nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh chảy máu cam thai kỳ. Hy vọng có thể giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức cần thiết chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh. Truy cập Mekhoeconthongminh để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mõi ngày mẹ nhé!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!