Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? Cách Chữa Trị
Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không? Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài
Mẹ bầu bị tiêu chảy trong thai kì gây ra không ít những khó chịu và bất tiện khiến mẹ không khỏi lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng. Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không? Làm gì khi mẹ bầu bị tiêu chảy luôn là nhứng băn khoăn của mẹ khi mắc phải tình trạng này. Cùng tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây.
Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong quá trình mang thai, nhất là mẹ bầu hay bị tiêu chảy tháng thứ 3 của thai kì khi cơ thể mẹ đang có những chuẩn bị các cơn đau dạ con. Bên cạnh đó rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy.
Mẹ bầu bị tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng vùng quanh rốn, mỗi cơn đau kèm cảm giác muốn đi ngoài và bị đi phân lỏng. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng nôn mửa.
- Mẹ bầu bị tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng bị tác động.
- Bị tiêu chảy sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt rất nhanh do bị mất nước. Mẹ bị mệt, kém ăn còn có thể khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm hơn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.
- Những cơn đau bụng đi ngoài còn có thể kích thích tử cung co bóp, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe an toàn của thai nhi.
Như vậy, trong trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai, cần có các biện pháp điều trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp để mẹ đến tình trạng nặng, cấp cứu muộn, khiến phải dùng nhiều thuốc và kháng sinh để điều trị có thể làm cho mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi...
Mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy có sao không?
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi không may bị tiêu chảy, mẹ bầu vô cùng lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc ấy, mẹ bầu bị tiêu chảy nên làm gì?
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu sau một vài ngày mà tiêu chảy không tự chấm dứt, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kèm đau bụng thì khả năng rất cao do mẹ bị vi khuẩn, vi trùng gây hại hoặc nguy cơ mắc các bênh như viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm... Mẹ cần đến khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Không tự ý dùng thuốc hay kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Điều quan trọng nhất cần thực hiện khi bị tiêu chảy là việc bù nước và bổ sung điện giải. Có thể thực hiện thông qua các cách sau:
Mẹ uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây hay nước canh đều được sử dụng để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ bị mất do tiêu chảy. Thành phần trong nước ép trái cây, nước canh còn giúp bổ sung thêm Kali và Natri cho mẹ.
Bổ sung điện giải với bột bổ sung điện giải Wakodo của Nhật Bản, giúp bổ sung cho mẹ bầu lượng nước và chất điện giải đã bị tiêu hao khi bị ra mồ hôi, tiêu chảy. Chất dextrin chứa trong sản phẩm thủy phân tinh bột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung sung lợi khuẩn B. clausii, B. subtilis, B. coagulans hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột với bào tử lợi khuẩn Pregmom giúp bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé, làm giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá, bào tử lợi khuẩn Pregmom có thể tác động đến hệ tiêu hóa trên diện rộng, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích tiêu hoá đem lại hiệu quả tối ưu hơn.
Thay đổi về chế độ ăn uống:
- Tránh các thực phẩm cay, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, đồ ngọt... có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
- Tránh xa các loại đồ uống như cà phê, trà và đồ uống có chất kích thích bởi chúng không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy mà còn có hại với thai nhi.
- Mẹ bầu bị tiêu chảy cần ăn uống an toàn, sạch sẽ, vệ sinh: thực hiện ăn chín uống sôi
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, vừa có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy
- Hạn chế những loại hải sản tôm, cá biển, ốc hoặc các thực phẩm khiến mẹ lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.
- Chế độ ăn BRAT: Bánh mì nướng, nước sốt táo, khoai tây nghiền, bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch, sữa chua . Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Và mẹ bầu cũng đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức giúp me giải đáp câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mẹ bầu bị tiêu chảy, những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy trong quá trình mang thai. Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác về kinh nghiệm mang thai, chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé trên website Mekhoeconthongminh.com Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.