Bà Bầu Bị Phù Chân Có Sao Không? Những Lưu Ý Cần Biết Khi Mẹ Bầu Bị Phù Chân.
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị phù chân. Vây phù chân ở bà bầu hay xuống máu chân có nguy hiểm không? Làm sao để bà bầu không bị phù chân
Phụ nữ mang thai sẽ trải qua nhiều thay đổi biến động trên cơ thể. Trong đó bà bầu bị phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Phù nề bàn chân không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong đi đứng sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.
Vì sao bà bầu bị phù chân?
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Bà bầu bị phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai bị suy tĩnh mạch dẫn đến chân bị nặng, sưng phù còn nếu bị giãn tĩnh mạch có thể khiến cho lượng máu và nồng độ hormone tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường. Có 3 nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị phù chân như sau:
- Việc lưu thông máu về tim bị cản trở: Càng về những tháng cuối thai kì, kích cỡ thai nhi càng lớn, làm tăng áp lực lên ổ bụng đồng thời gây ra lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ, cản trở việc máu chảy về tim mà bị dồn xuống chân mẹ gây sưng phù.
- Nội tiết tố bị rối loạn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị phù chân. Sự rối lọa nội tiết tố làm thành tĩnh mạch bị giãn, gây cản trở tuần hoàn máu, máu khó chảy về tim mà bị ứ đọng ở chân khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như: phù nề bàn chân, chân nặng, ngứa ran, bị chuột rút...
- Bào thai có nước ối quá nhiều hay mẹ mang đa thai cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị phù chân.
Phù chân khi mang thai khi nào gây nguy hiểm?
Bà bầu bị phù chân có sao không?
Mẹ bầu bị phù chân là hiện tượng bình thường và hầu như không gây nguy hại gì và sẽ biến mất sau sinh em bé nên mẹ không phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng bàn tay hay khuôn mặt mẹ bỗng bị sưng phù và kéo dài nhiều hơn một ngày. Hay nếu mẹ bị phù chân ở mức độ quá nặng, được xếp vào tình trạng bệnh lý chỉ khi mẹ bầu bị phù chân kèm theo đó là các triệu chứng tăng huyết áp, tăng cân quá nhanh, xuất hiện đạm trong nước tiểu thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc tiền sản giật vô cùng nguy hiểm thì mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được xác định tình trạng chính xác.
Bà bầu bị phù chân nên làm gì
Khi đã biết được nguyên nhân tại áo bà bầu bị phù chân thì chúng ta sẽ có được các giải pháp phòng ngừa làm sao để bà bầu không mắc phải hiện tượng đó. Một trong những biện pháp đơn giản nhất mẹ bầu có thể thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh, làm suy giảm các triệu chứng của phù nề chân. Cụ thể:
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ mà nên dành thời gian cho chân được thư giãn nghỉ ngơi
- Tránh ngồi vắt chân - nguyên nhân cản trở lưu thông máu
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật, không nên đi giày cao cổ, giày cao gót
- Tránh ở nơi quá nóng, nhiệt độ cao
- Kiểm soát cân nặng đúng chuẩn, tránh tăng cân quá mức.
- Tập thể dục đều đặn, vận động thể chất nhẹ nhàng, matxa chân.
- Ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, không ăn món cay hay quá mặn - làm giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây giàu vitamin, kẽm, kali, canxi...
- Nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu,
- Gác chân lên gối khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn, có thể sử dụng gối ôm dành riêng mẹ bầu giúp mẹ thoải mái hơn, ngủ ngon hơn.
- Nên tắm nước nóng, ngâm chân nước ấm thu giãn trước khi đi ngủ.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Khi bị phù chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề khó chịu và ngại di chuyển. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng chính việc ngồi nhiều 1 chỗ hay lười vận động là nguyên nhân làm cho tình trạng phù nề chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi mẹ bầu bị phù chân thì mẹ nên đi bộ như bình thường khoảng 30-60 phút mỗi ngày vào buổi sáng hay cuối buổi chiều, tối trước khi đi ngủ. Điểu này không chỉ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn dễ chịu hơn mà còn giúp cho mẹ sinh em bé dễ dàng hơn đó.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân cũng như cung cấp một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng này khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ nhỏ trên website Mekhoeconthongminh.com để hành trình làm mẹ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn, Chúc mẹ vượt cạn thành công!