Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi Từng Tuần, Từng Tháng Mà Mẹ Nên Biết

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi Từng Tuần, Từng Tháng Mà Mẹ Nên Biết

Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, cảm nhận được những thay đổi lớn lên từng ngày của con yêu là một trong những niềm vui lớn lao của mẹ.

Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, cảm nhận được những thay đổi lớn lên từng ngày của con yêu là một trong những niềm vui lớn lao của mẹ. Suốt hành trình mang thai 41 tuần, từ khi còn là một bào thai bé nhỏ đến khi thành một em bé hoàn chỉnh là biết bao cảm xúc thiêng liêng mà mẹ và bé cùng trải qua. Mẹ cần nắm rõ được quá trình phát triển của thai nhi để có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu xem thai nhi trong bụng mẹ đã phất triển như thế nào nhé!

Quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn của thai kì

Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ được chia thành 3 giai đoạn chính gọi là 3 kì tam cá nguyệt như sau:

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tam cá nguyệt

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 1 (Từ tuần 1 đến tuần 13)

a, Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Giai đoạn 3 tháng đầu (13 tuần) là lúc mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể mình có những sự thay đổi mới lạ. Cùng với đó là những bước phát triển đầu tiên đặt nền móng vững vàng trên hành trình phát triển toàn diện và dài lâu của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ bắt gặp một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai như sau:
  • Ngực của mẹ căng tức, thậm chí có cảm giác đau, hơi ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và quầng vú sẫm màu hơn.
  • Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn vì bàng quang chịu áp lực bởi sự tăng trưởng của khối lượng máu cũng như tử cung.
  • Mẹ hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu vì lượng đường huyết thay đổi.
  • Cảm giác ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm hơn với các mùi.
  • Đặc biệt lúc này cảm xúc của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ buồn rầu và bị kích động, mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường.

>>> Lời khuyên cho mẹ: 

Do chế độ ăn của mẹ Việt thường dễ bị thiếu canxi, sắt, axit folic và khoáng chất nên để chuẩn bị tốt thể chất mẹ cho việc mang thai, mẹ có thể uống sữa bầu trong thời gian chuẩn bị thụ thai, hoặc sớm nhất ngay khi mẹ biết tin mình mang thai. Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa bầu tốt để bù lại năng lượng và dưỡng chất lại càng trở nên hữu ích. Một số thưỡng hiều sữa bầu được nhiều mẹ tin dùng như: Sữa bầu Morinaga, Meiji bầu, Similac mom....

Có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai là điều vô cùng quan trọng. Mẹ cần bổ sung đủ nguồn vitamin tổng hợp, khoáng chất tối ưu để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai

b, Sự phát triển của thai nhi:

  • Tuần 1: Lớp niêm mạc của tử cung sẽ được dày lên nhằm nâng đỡ và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Lớp niêm mạc này sẽ theo máu ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo nếu sự thụ tinh không diễn ra.
  • Tuần 2: Sự thụ thai thường diễn ra trong ống dẫn trứng, nhưng tất nhiên là mẹ sẽ không nhận biết được điều này vì không có biểu hiện gì ra bên ngoài.
  • Tuần 3: Đến khi trứng đã làm tổ ở thành tử cung, cơ thể mẹ bầu sẽ nhận được tín hiệu và tiết ra nhiều Oestrogen và Progesterone hơn, chính những hormone này sẽ giúp duy trì và nuôi dưỡng bé yêu trong suốt thai kỳ.
  • Tuần 4: Đây là thời điểm túi phôi mang đầy đủ các ADN của bố mẹ đã chính thức thành phôi thai, nhau thai bắt đầu hình thành và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các kích thích tố và nuôi dưỡng bào thai. Ở giai đoạn này, dù kích thước phôi thai nhỏ hơn một hạt gạo nhưng mỗi tế bào đều đã được lập trình một chức năng cụ thể.
  • Tuần 5: Trái tim bé nhỏ của bé sẽ bắt đầu đập với tốc độ nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ.
  • Tuần 6: Đây là thời điểm thích hợp để thực hiện lần khám thai đầu tiên. Bào thai ở cột mốc sáu tuần tuổi đã được định hình và đo được qua siêu âm. Bác sĩ sẽ đo chiều dài túi thai trung bình sẽ khoảng 5 – 6 mm.
  • Tuần 7: So với lúc mới hình thành, bé của mẹ đã to hơn gấp nhiều lần. Tuần này, bé tập trung phát triển não bộ.
  • Tuần 8: Bé yêu của mẹ đã chính thức được gọi là thai nhi với chiều dài chừng 1cm. Các van tim, các ống dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã hình thành. Bé giờ đây đã có những ngón tay xinh cùng mũi và môi trên. Bé bắt đầu có thể di chuyển nhẹ nhưng chưa đủ để mẹ có thể cảm nhận.
  • Tuần 9: Miệng và lưỡi của bé được hình thành trong tuần này. Lúc này “cái đuôi” của bé đã biến mất và trông ra dáng con người hơn.
  • Tuần 10: Tim của thai nhi được chia thành bốn khoang và có thể nghe được tim thai đo bằng sóng siêu âm Dopper. Tất cả các bộ phận của bé đã phát triển nhưng bộ não vẫn còn to và hệ tiêu hóa vẫn đang trong quá trình phát triển.
  • Tuần 11: Mặc dù bộ phận sinh dục đã được hình thành, nhưng vẫn còn quá khó để xác định được công chúa hay hoàng tử. Tuần này, chồi răng cũng đã mọc và mắt được hình thành đầy đủ, khắp cơ thể của bé đều có lông và khuôn mặt rõ nét hơn. Các cơ quan quan trọng như thận, ruột, não và gan bắt đầu hoạt động.
  • Tuần 12: Thai nhi đã phát triển hơn với các cơ quan quan trọng cùng hệ thần kinh được hình thành. Bé có hình hài gần như hoàn chỉnh, xương cứng cáp hơn. Cơ thể của bé cũng đã duỗi ra chứ không co tròn như giai đoạn trước nữa.

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Tuần thứ 12, bé có hình hài gần như hoàn chỉnh

  • Tuần 13: Đây là tuần cuối cùng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Đến thời điểm này, bé sẽ nặng khoảng 73 g và dài khoảng 6,5 cm. Bé đã bắt đầu cẩm nhận được những tác động từ bên ngoài. Vì hầu hết những sự phát triển quan trọng nhất đã hoàn thiện nên kể từ sau 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể.

Tam cá nguyệt thứ 2 (Từ tuần 14 đến tuần 27)

a, Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Đến giai đoạn này, cơ thể và cảm xúc của mẹ bầu sẽ có những biến đổi như sau:

  • Các triệu chứng như ốm nghén và buồn nôn đến giai đoạn này có thể đã biến mất. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn thấy lo lắng không biết bé cưng trong bụng có đang ổn không? Lời khuyên cho mẹ là hãy xem lại chế độ ăn uống của mình, mẹ bầu cần đảm bảo bữa ăn của mình giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Hãy ăn đủ chất, không quên bổ sung rau xanh và hoa quả trong thai kỳ nhé! Dinh dưỡng hợp có thể giúp mẹ hỗ trợ tốt nhất sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bầu có thể rơi vào chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Dù vậy, mẹ đừng quá lo lắng vì mình "não cá vàng", mau quên. Thay vào đó, mẹ cố gắng hạn chế làm quá nhiều việc cùng một lúc, và hãy giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để mọi chuyện nhẹ nhàng hơn.
  • Nếu bây giờ mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và chưa tập thể dục trước giờ, đây là thời điểm tốt để bắt đầu một thói quen tập thể dục đều đặn khi mang thai.
  • Mẹ cần chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt tam cá nguyệt thứ hai. Dù vậy, mẹ cũng nên chú ý để không bị tăng cân quá mức, mức tăng tốt nhất là 10–12 kg trọn thai kỳ. Mẹ chú ý kiểm soát cân nặng, chăm sóc da đúng cách, nhất là vùng da bụng và đùi để tránh rạn da nhé!
  • Mẹ cần lên kế hoạch khám thai định kỳ để kịp thời có biện pháp nếu có điều bất thường xảy ra. Bác sĩ sẽ giúp mẹ cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp cũng như kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám.

b, Sự phát triển của thai nhi:

  • Tuần 14: Đã xác định chính xác giới tính của thai nhi. Não của bé giờ đây đã có các xung động thần kinh và bé cũng có thể vận động cơ mặt được rồi. Móng chân của bé bắt đầu xuất hiện, lông măng cũng bắt đầu hình thành để bảo vệ làn da. Thận của bé có thể tạo ra nước tiểu và bé sẽ thải vào trong nước ối. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần thứ này là 8,7 cm và nặng khoảng 43 gam.
  • Tuần 15: Các mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Bé bắt đầu duỗi thẳng thân mình ra và các chân cũng dài hơn. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần thứ này là 10,1 cm và nặng khoảng 70 gam.
  • Tuần 16: Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình, mặc dù vẫn chưa thấy tóc đâu cả. Đồng thời, thính giác của bé cũng đang bắt đầu hình thành và mẹ cũng sẽ cảm nhận được thai máy rõ hơn vào thời điểm này. Bé sẽ nặng khoảng 100 gam và có chiều dài khoảng 11,6 cm.
  • Tuần 17: Giai đoạn này hệ hô hấp của bé đang dần hoàn thiện hơn, tuy nhiên sự hô hấp vẫn chưa xảy ra do các túi phế nang vẫn đang phát triển. Bé có thể vận động các khớp, và bộ xương của bé- trước đây là sụn mềm - hiện đang hóa xương. Dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn. Vào tuần 17, bé sẽ nặng khoảng 140 gam và có chiều dài khoảng 3 cm.
  • Tuần 18: Đôi tai nhỏ nhắn đã bắt đầu phản ứng với âm thanh như nhịp tim mẹ và có thể giật mình bởi tiếng động lớn. Bé nhỏ đang duỗi tay duỗi chân, và mẹ có thể cảm nhận được các chuyển động đáng yêu này. Bên trong, một lớp bảo vệ myelin đang được hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Chiều dài của bé bây giờ đạt khoảng 15 cm, trọng lượng khoảng 190 gram.
  • Tuần 19: Các giác quan của bé - khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác - đang phát triển. Khuôn mặt của bé đã gần hoàn thiện và có thể nhận ra những điểm đặc trưng trên khuôn mặt như tai, mũi, miệng thông qua máy siêu âm. Não bộ của bé cũng đang phát triển hàng triệu tế bào thần kinh vận động và như vậy bé có thể cử động có ý thức một cách rõ ràng. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần thứ 18 là 15,3 cm và nặng khoảng 240 gam.
  • Tuần 20: Toàn thân bé hiện tại đã được bao phủ bới 1 lớp lông mịn và xuất hiện một ít tóc trên đầu. Em bé của mẹ giờ có thể nuốt và hệ thống tiêu hóa của bạn ấy đang tạo ra phân su, có màu tối và dính dính mà bạn ấy sẽ cho ra trong lần đai tiện đầu tiên - trong tã lót hoặc trong bụng mẹ khi sinh. Vào tuần 20, bé sẽ nặng khoảng 300 gam và có chiều dài khoảng 16,4 cm.
  • Tuần 21: Tóc và long mi của bé bắt đầu mọc lên nhiều hơn. Chuyển động của bé đã chuyển từ đập cánh sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. Mẹ có thể bắt đầu chú ý đến các tư thế khi mẹ đã quen với hoạt động của bé. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 36,6 cm và nặng khoảng 360 gam.
  • Tuần 22: Em bé giờ đây đã hoàn thiện như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Các đặc điểm như môi và lông mày đã có những đường nét rõ ràng hơn. Em bé của giờ trông giống như một bé sơ sinh thu nhỏ. Các đặc điểm như môi và lông mày đã rõ rệt hơn. Thai nhi trung bình ở tuần 22 dài 27,8 cm và nặng 430 gram.
  • Tuần 23: Vào tuần này, bé đã có những chuyển động chớp mắt khi ngủ. Đôi tai của cũng ngày càng nhạy bén hơn trong việc thu nhận âm thanh và bé cũng sẽ cảm nhận được sự di chuyển của mẹ. Chiều dài trung bình của thai nhi ở tuần này khoảng 28,9 cm và nặng 501 g.
  • Tuần 24: Da của bé vẫn còn mỏng và mờ nhưng mẹ yên tâm là sẽ thay đổi sớm thôi. Đây cũng là giai đoạn phát triển cuối cùng của phổi để dần toàn diện hơn. Lúc này, bé có thể cảm nhận và phản ứng lại những đụng chạm hoặc tác động nhẹ từ bên ngoài bụng mẹ bằng cách di chuyển. Thai nhi 24 tuần nặng khoảng 600 gram.
  • Tuần 25: Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu được làm đầy bằng mỡ, khiến bé trông mũm mĩm hơn. Tóc của bé đang bắt đầu mọc lên với màu sắc và kết cấu. Hệ hô hấp có thể phát triển toàn diện vào cuối giai đoạn này. Thai nhi trung bình sau 25 tuần dài khoảng 30 cm và nặng 600 gam.
  • Tuần 26: Bây giờ thì bé đã có thể mở và nhắm mí mắt một cách thành thạo rồi. Em bé của mẹ giờ đang hít vào và thở ra nước ối, giúp bé phát triển phổi. Những động tác thở này là bài tập thực hành cho hơi thở không khí đầu tiên khi sinh. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 35,6 cm và nặng khoảng 760 gam.

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Thai nhi tuần 26

  • Tuần 27: Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 của mẹ. Lúc này bé ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn, và não của bạn rất năng động. Phổi, gan và hệ miễn dịch của bé vẫn còn cần phải hoàn thiện hơn nữa. Thai nhi trung bình ở tuần thứ 27 dài 36,6 cm và nặng 875 gam.

Tam cá nguyệt thứ 3 ( Từ tuần 28 đến tuần 41)

a, Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Giai đoạn cuối của thai kì cuối cùng cũng đã đến! Ba mẹ cùng háo hức mong chờ ngày con yêu cất tiếng khóc chào đời. Lúc này là thời gian mẹ nên những việc như đăng ký lớp học sinh nở, khám thai xuyên hơn và tạo sổ đăng ký cho em bé.

Giai đoạn này, cơ thể và cảm xúc của mẹ bầu sẽ có những biến đổi như sau:

  • Cơ thể của mẹ bầu thời điểm này chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều, bụng to và nhô ra nhiều hơn, làm mẹ bầu khó thở sâu được như giai đoạn trước.
  • Mẹ bầu sẽ có cảm giác dần dần cồng kềnh, khó thở phù hơn và chắc chắn sẽ là một loại cảm giác hoàn toàn không dễ chịu chút nào.
  • Mẹ bầu sẽ dễ mệt mỏi hơn. Càng gần thời hạn sinh nở, mẹ bầu càng cảm thấy kiệt sức nhiều lần hơn, ảnh hưởng nhiều dến tâm trạng lẫn cảm xúc chung của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu cũng phải đối mặt với những quan tâm, lo lắng nhiều hơn về việc chuyển dạ và sinh nở.
  • Mẹ có thể đi tiểu thường xuyên hơn hoặc bị chuột rút ở chân khi bạn nhỏ ấn vào dây thần kinh ở hông và lưng của mẹ.
  • Càng về đích, mẹ bầu càng cẩn trọng hơn vì giai đoạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro ở mức cao nhất như: Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối. Để phòng tránh và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, mẹ bầu đừng quên thực hiện kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn.

>>> Lời khuyên cho mẹ

  • Không mang giày cao gót mẹ bầu nhé vì thỉnh thoảng mẹ có thể cảm thấy chân không vững và dễ bị té đấy, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Đăng ký lớp học sinh nở, khám thai xuyên hơn và tạo sổ đăng ký cho em bé.
  • Mẹ cũng nên chuẩn bị đồ sơ sinh sẵn sàng cho thiên thần nhỏ. 
  • Hãy ăn khi đói, và ngưng khi đã no nếu không muốn khó chịu vì lỡ ăn quá no. Mẹ bầu hãy nhớ rằng giờ đây bụng mẹ không còn chứa nhiều hơn được nữa.
  • Hãy nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ nước cho cơ thể và giúp mẹ bầu tỉnh táo, minh mẫn hơn.
  • Cố gắng không nên đến những nơi không có nhà vệ sinh, hoặc ở những nơi cách quá xa nhà vệ sinh, vì vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ luôn cần đến.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi và đặt chân lên cao. Hạn chế tình trạng xuống máu gây phù chân. Những giấc nghỉ ngắn vào ban ngày là vô cùng cần thiết giúp mẹ bầu dưỡng sức.
  • Khi ngủ mẹ nên sử dụng gối êm kê bụng , giúp mẹ đỡ mỏi người để giấc ngủ của mẹ được thoải mái nhất. Gối ôm chữ U cho bà bầu Berry hàng cao cấp sẽ giúp mẹ thoải mái hơn, đỡ bị đau lưng, đau cổ, vai trong suốt qúa trình thai kỳ vất vả.

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Gối ôm chữ U Giúp mẹ bầu thoải mái hơn, đỡ bị đau lưng, đau cổ

b, Sự phát triển của thai nhi:

  • Tuần 28: Vào giai đoạn này, da của bé bắt đầu chuyển sang màu đỏ và được phủ loại chất sáp có tên gọi Vernix caseosa - hoạt động như một lớp màng bảo vệ với đặc tính chống nhiễm trùng và chống thấm. Bên cạnh đó, bé có thể chớp mắt và lông mi đã mọc lên rồi. Thị lực của bé đang phát triển. Thai nhi trung bình ở tuần thứ 28 dài 37,6 cm và nặng 1005 gam.
  • Tuần 29: Cơ bắp và phổi của bé đang bận rộn để sẵn sàng hoạt động ở thế giới bên ngoài, và đầu bé đang phát triển ngày một lớn hơn để tạo chỗ cho bộ não đang phát triển của bé. Từ tuần 29 đến tuần 34, em bé tăng trung bình 200gr mỗi tuần
  • Tuần 30: Bé yêu đang được bao quảng bởi nửa lít nước ối và lương nước ối sẽ ít dần đi khi bé lớn dần lên và chiếm nhiều không gian trong tử cung của mẹ. Hoạt động nhắm mở mắt cũng trở nên linh hoạt hơn trong tuần này. Thai nhi trung bình sau 30 tuần dài 39,9 cm và nặng 1319 gam.
  • Tuần 31: Giờ bé có thể ngúc ngắc cái đầu. Một lớp mỡ bảo vệ đang được tích tụ dưới da và làm đầy những cánh tay đôi chân nhỏ. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo và giữ ấm cơ thể.
  • Tuần 32: Vào tuần này, cơ thể bé yêu đã và đang hình thành các khối cơ nhỏ nhắn. Đồng thời, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình tích tụ các lớp mỡ dự trữ. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 42,4 cm và nặng khoảng 1702 gam.
  • Tuần 33: Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất mà được nối với nhau bằng tổ chức sụn, điều này khiến đầu bé dễ dàng chui qua đường sinh, chúng sẽ không hợp nhất hoàn toàn cho đến khi bé trưởng thành. Vào thời điểm này, lịch trình ngủ - thức cũng được thực hiện đều đặn và bé vẫn dành phần lớn thời gian cho việc ngủ. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 43,7 cm và nặng khoảng 1918 gam.
  • Tuần 34: Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành. bé yêu cũng đã nhận biết được giọng nói của mẹ và có thể nghe được những bài hát ru và những lời thủ thỉ của mẹ rồi đấy. Từ tuần 34 đến tuần 40, cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 200- 250 gram mỗi tuần.
  • Tuần 35: Bây giờ bé đã lớn hơn rất nhiều rồi vì thế tử cung cũng trở nên chật chội và cản trở phần nhiều những cử động của bé. Bên cạnh đó, lượng nước ối bao quanh sẽ giảm một cách tự nhiên khi bé lớn dần từng ngày. Thận của bé đã phát triển hoàn toàn, gan cũng đã có thể xử lý một số sản phẩm thải. Thai nhi trung bình ở tuần thứ 35 dài 46,2 cm và nặng 2383 gam.
  • Tuần 36: Tuần này, lớp màng mịn bao bọc cơ thể cùng với chất gây, chất sáp bảo vệ bé từ đầu đến giờ dần mất đi. Vào cuối tuần, nếu mẹ sinh được coi là đủ tháng, có nghĩa là em bé sẵn sàng để chảo đời bắt cứ lúc nào. 
  • Tuần 37: Bé tiếp tục hoạt động các cơ mặt một cách linh hoạt như cau mày, bĩu môi, nhăn mặt. Móng chân và móng tay của bé bây giờ đã dài hơn. 
  • Tuần 38: Những chi tiết rất nhỏ trên cơ thể bé dần được hoàn thiện với sự xuất hiện của những lúm đồng tiền nhỏ trên khuỷu tay và đầu gối của bé. Bây giờ, bé đã có thể nắm chắc bàn tay và chờ đợi đến ngày chào đời không xa. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 49,9 cm và nặng khoảng 3083 gam.
  • Tuần 39: Những tuần cuối cùng của thai kì, da của bé trở nên dày và nhạt màu hơn. Phổi của bé cũng tăng cường sản xuất surfactant - chất giúp giữ cho các túi khí nhỏ của bé mở ra giúp bé thực hiện động tác thở khi chào đời.

Quá trình phát triển của thai nhi, quá trình phát triển của thai nhi từng tuần, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa, quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, quá trình phát triển của thai nhi theo tuần tuổi, quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, quá trình phát triển của thai nhi từ lúc trứng gặp tinh trùng

Bé đã phát triển hoàn thiện sẵn sàng chào đời

  • Tuần 40: Bé đã hoàn thiện về mọi mặt và sẵn sàng để ra đời, em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã âm đạo rất hẹp của mẹ trong lúc sanh nhưng đầu của bé sẽ trở lại hình dạng tròn ban đầu những ngày sau sinh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu. 
  • Tuần 41: Vào tuần này, nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn vào ngày dự sinh, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm không gắng sức để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn. Chiều dài trung bình của thai nhi vào tuần này là 51.7 cm và nặng khoảng 3597 gam.

Nếu sang tuần thứ 42 mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu sắp sinh thì thai kì của mẹ được gọi là thai kì già tháng, bác sĩ chắc chắn sẽ tư vấn cho mẹ để giục sinh.

Cuối cùng, được đón bé yêu khỏe mạnh, bụ bẫm được chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình. Quá trình phát triển thai nhi quả là một hành trình kỳ diệu của sự sống đúng không các mẹ?

Mang thai là một hành trình kì diệu mà khi kết thức hành trình này, chúng ta luôn mong muốn sẽ được đón chào 1 sinh linh khỏe mạnh, nguyên vẹn ra đời. Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng. Bạn cần sản phẩm nào chăm sóc cho mẹ và bé có thể truy cập website: https://mekhoeconthongminh.com trang chuyên cung cấp sản phẩm cho mẹ và bé chính hãng 100%

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!