Bà Bầu Bị Ho 3 Tháng Cuối Phải Làm Gì? Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Bà Bầu Bị Ho 3 Tháng Cuối Phải Làm Gì? Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Bước sang những tháng cuối thai kỳ, mẹ vừa hồi hộp đếm ngược từng ngày được gặp con yêu sau bao ngày trông ngóng, vừa lo lắng bởi từng biến động nhỏ ở sức khỏe của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mà lúc này lại không may gặp phải tình trạng bị ho nhiều, dai dẳng khiến mẹ không khỏi lo lắng: bà bầu bị ho 3 tháng cuối có sao không? Phải làm sao khi bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiêu? Mẹ đừng quá căng thẳng, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó.

Vì sao bà bầu bị ho 3 tháng cuối?

Ho là phản ứng của cơ thể khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng ho xảy ra giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cũng như dịch nhầy bị ứ đọng mũi họng. Tình trạng bà bầu bị ho 3 tháng cuối nhiều lần có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Mẹ bầu gặp phải các vấn đề dị ứng

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho mẹ bầu bị ho là do niêm mạc hô hấp bị kích thích khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, khói thuốc, bụi nấm mốc...

Mẹ bầu bị viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Phụ nữ mang thai sức đề kháng suy giảm nên dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công, gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng hay viêm thanh quản… Tất cả các bệnh lý trên đều có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Thông thường sẽ đi kèm một số triệu chứng khác như đau họng, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi…

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Bà bầu bị ho đờm tháng cuối do bị viêm đường hô hấp

Do bị trào ngược acid dạ dày

Vào kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, kích thước thai nhi có những sự tăng trưởng rõ rệt. Cùng với đó là sự mở rộng của tử cung để thích ứng với sự thay đổi đó. Chính điều này lại gây ra áp lực lên dạ dày và dẫn đến tình trạng trào ngược lên cổ họng gây ngứa, ho, thậm chí là buồn nôn và đau rát họng.

Bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với người bình thường thì ho không phải là triệu chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên với bà bầu mang thai 3 tháng cuối thì lại cần đặc biệt chú ý. Bởi vì những cơn ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn trực tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi.

>>> Mẹ bầu bị ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều có thể dẫn đến co thắt ở vùng ngực, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, bị ho nhiều còn khiến mẹ bầu thấy chán ăn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.. dẫn đến suy nhược cơ thể, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất cũng sẽ chậm phát triển.

Mẹ bầu bị ho kéo dài và liên tục ở mức độ mạnh sẽ kích thích tử cung co thắt mạnh. Có thể gây động thai hay dọa sinh non với trường hợp thai gần đủ tháng.

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều về đêm

Tình trạng mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Nếu không điều trị sớm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đôi khi còn gây mất tim thai một cách đột ngột.

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối phải làm sao?

Biện pháp giảm ho an toàn cho bà bầu

1. Xông hơi với tỏi giúp giảm ho

Tỏi có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp nhờ hàm lượng tương đối cao hoạt chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.

Do đó, có thể dùng tỏi xông hơi để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng khi bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều. Đây là một phương pháp an toàn bởi sử dụng nguyên liệu tự nhiên, đồng thời giúp làm loãng dịch đờm, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, làm thông thoáng đường thở, giảm ho hiệu quả..

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 – 7 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ, đập dập hoặc dùng tinh dầu tỏi rồi cho vào 2 lít nước sôi.
  • Dùng khăn lớn trùm kín đầu rồi xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Khi xông hơi cần hít thở sâu để tinh dầu tỏi có thể len lỏi sâu vào trong đường thở.
  • Nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong khoảng vài ba ngày để giúp giảm ho hiệu quả hơn.

2. Dùng lê chưng đường phèn

Mẹo trị ho an toàn thứ 2 mà mẹ bầu có thể tham khảo để trị ho là dùng lê chưng với đường phèn. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu tự nhiên này sẽ giúp tiêu đờm, giảm ngứa rát họng, giảm ho hiệu quả. Một ưu điểm nữa là lê có vị ngọt chua rất dễ uống, tránh gây ra tình trạng buồn nôn cho mẹ bầu.

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Lê chưng đường phèn - giảm ho an toàn, hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Quả lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn
  • Cho vào bát rồi cho thêm 1 ít đường phèn, vài sợi gừng tươi.
  • Hấp cách thủy trong khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Để cho nguội bớt sau đó ăn trực tiếp cả nước lẫn cái.

3. Chườm ấm chữa ho nhiều

Trong trường hợp bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều, phương pháp chườm ấm quanh cổ sẽ giúp mẹ bầu thấy thư giãn, dễ chịu hơn. Đồng thời làm giảm mức độ kích thích tại niêm mạc họng và làm giảm ho hiệu quả. Nếu mẹ bầu bị ho nhiều về đêm thì có thể áp dụng cách này trước khi đi ngủ, phối hợp thêm với các bài thuốc uống khác như trà hoa cúc, nước ô mai mơ, trà chanh mật ong…

Cách thực hiện:

  • Dùng khăn nhỏ thấm vào nước ấm sạch, vắt nhẹ ráo nước.
  • Dùng khăn đó chườm ấm 2 bên cổ cho tới khi khăn nguội hẳn.
  • Với cách này có thể áp dụng bất cứ khi nào cơn ho bùng phát.

4. Uống trà gừng mật ong

Trong đông y, gừng tươi là dược liệu có vị cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giảm ho. Trong khi mật ong lại có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm kích kích niêm mạc hô hấp.

Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có trong mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối dùng trà gừng mật ong giảm ho

Cách uống trà gừng mật ong:

  • Gừng rửa sạch cạo vỏ rồi thái thành từng sợi nhỏ.
  • Cho gừng vào tách cùng 2 thìa cà phê mật ong, sau đó đổ thêm 200ml nước sôi nóng vào.
  • Để trong 15 phút rồi cho mật ong vào khuấy đều.
  • Uống khi trà còn ấm mỗi ngày 1 lần, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Dùng chanh đào ngâm mật ong

Sự kết hợp chanh đào- mật ong giúp giảm ho hiệu quả. Công thức kết hợp mật ong và chanh là bài thuốc cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm ho hiệu quả và đã được dân gian lưu truyền biết bao đời nay.

Cách thực hiện:

Chanh đào rửa sạch, cắt lát rồi cho vào lọ thủy tinh cùng mật ong. Sau 1 tuần có thể sử dụng. Thời gian tốt nhất là sau 1 tháng khi đã lên men hoàn toàn và hết sủi bọt.

Nếu như mẹ lo ngại phải chờ lâu mà mất thời gian để chuẩn bị thì có thể tham khảo Mật ong chanh Hàn Quốc…..

bà bầu bị ho 3 tháng cuối, bà bầu bị ho đờm 3 tháng cuối, bà bầu 3 tháng cuối bị ho nhiều

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối có nên uống thuốc không?

Mang thai là thời điểm sức khỏe rất nhạy cảm, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, việc lựa chọn các phương pháp điều trị ho không chỉ liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Do đó, các phương pháp chữa ho lành tính, an toàn luôn được ưu tiên.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bà bầu 3 tháng cuối bị ho ở mức độ nặng thì cần được thăm khám để được điều trị đặc hiệu theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.

Những lưu ý khi bà bầu 3 tháng cuối bị ho

Để góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như hỗ trợ điều trị ho cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu nên thực hiện những lưu ý an toàn dưới đây:

  • Dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh mũi thường xuyên giúp sát khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây kích thích, ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, mưa nhiều hay độ ẩm không khí cao hay hạn chế ra vào phòng điều hòa thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Mẹ bầu nên có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để thoa lên vùng cổ và mũi nhằm giảm ho, giảm tắc nghẹt mũi và tránh gió.
  • Nên uống nhiều nước, các loại nước ép, sinh tố rau củ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế uống sữa khi mẹ bầu đang bị ho nhiều bởi vì có thể làm tăng lượng đờm, khiến cơn ho kéo dài dai dẳng.

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian rất quan trọng - giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng nhất về kích thước và đang dần phát triển hoàn thiện. Do đó, từng diễn biến sức khỏe của mẹ bầu đều có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên đây đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi bà bầu bị ho 3 tháng cuối phải làm gì? Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!