Bà Bầu Bị Mất Ngủ Phải Làm Sao? Cách Cải Thiện Chứng Mất Ngủ Ở Bà Bầu
Mẹ bầu bị mất ngủ không chỉ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi mà còn khiến mẹ lo lắng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi?
Mẹ bầu bị mất ngủ là hiện tượng khá phổ biến và đã có rất nhiều mẹ gặp phải. Suốt quá trình mang thai cơ thể mẹ đã phải trải qua biết bao thay đổi, mất ngủ lại khiến hành trình ấy trở nên vất vả hơn. Nhưng điều khiến mẹ lo lắng lại là liệu thai nhi trong bụng có bị ảnh hưởng hay không? Có giải pháp nào giúp mẹ bầu cải thiện chứng mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có lời giải đáp.
Bà bầu bị mất ngủ có sao không?
Mẹ bầu bị khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay bị tỉnh dậy lúc nửa đêm... cảm giác ấy mẹ có thể gặp trong bất kì giai đoạn nào của thai kì khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của mẹ.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu phụ nữ mang thai không ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày sẽ khó sinh thường hoặc chuyển dạ lâu hơn. Và điều quan trọng hơn, nếu như mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Trẻ có nguy cơ bị thiếu máu: Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, nhất là khoảng thời gian 11h đêm đến 3h sáng. Đây là lúc cơ thể tạo hồng cầu, đảm bảo tuần hoàn máu cho thai nhi. Hơn nữa khi mẹ bầu bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn cũng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng khiến thai nhi bị thiếu máu.
Trẻ sinh ra chậm phát triển: Giai đoạn mang thai tuần thứ 24 - lúc trẻ phát triển trí não và các giác quan, các chức năng cơ thể tiếp tục hoàn thiện. Nếu chế độ ngủ nghỉ sinh hoạt của mẹ lúc này không được đảm bảo thì trẻ dễ bị ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn nội tiết, sinh ra chậm phát triển.
Em bé sinh ra hay quấy khóc: Đồng hồ sinh học của bé chịu ảnh hưởng theo giờ giấc sinh hoạt của mẹ. Khi mẹ bầu bị mất ngủ đêm, khó ngủ cũng khiến cho đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi, em bé sinh ra hay quấy khóc. tức giận.
Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ
Muốn điều trị bệnh phải biết được nguyên nhân khiến cho bà bầu bị mất ngủ. Có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Do sự thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn đầu mang thai, nồng độ hormnone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao gây rối loạn giấc ngủ. Mẹ có thể buồn ngủ bất cứ lúc nào trong ngày nhưng lại khó ngủ về đêm.
- Tâm trạng lo âu căng thẳng: Trong quá trình mang thai, tâm trạng mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ lo âu, tức giận. Mẹ lo lắng về sứ phát triển của thai nhi, kế hoạch cuộc sống, mối quan hệ sau khi sinh con có thể ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu gây mất ngủ.
- Do sự phát triển của thai nhi: Em bé trong bụng ngày một lớn lên khiến mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ phù hợp. Đặc biệt là giai đoạn khi thai ở 3 tháng cuối, mẹ còn bị chuột rút vùng xương chậu gây khó ngủ, trằn trọc.
- Đi tiểu nhiều lần: bàng quan của mẹ bị chèn ép bởi sự gia tăng kích cỡ của dạ con làm cho mẹ khó chịu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, giấc ngủ bị gián đoạn.
- Chứng ợ nóng: ợ hơi, ợ nóng làm cho mẹ luôn có cảm giác nóng ran trong cổ họng, khiến mẹ ngủ không ngon mặc dù chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị mất ngủ
Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?
Phải làm gì khi mẹ bầu bị mất ngủ? Khi gặp khó khăn trong việc ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng theo những biện pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ sau đây:
Về dinh dưỡng, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa trái cây và rau xanh, protein, chất béo tốt và thực phẩm giàu vitamin B.
Đồng thời, về giờ giấc bữa ăn mẹ cũng tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Bữa ăn cuối cùng tốt nhất nên kết thúc 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Mẹ cũng không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ bởi đó có thể là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị gián đoạn do phải đi tiểu nhiều lần.
- Thư giãn trước khi đi ngủ, suy nghĩ tích cực:
- Chế độ sinh hoạt: Mẹ cần xây dựng cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thời gian ngủ nghỉ hợp lí, tránh ngủ ngày nhiều.
- Chọn tư thế ngủ thoải mái: mẹ bầu nên ngủ nằm nghiêng bên trái, tìm cho mình tư thế thoải mái nhất. Có thể uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên gối làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề chân, tăng lượng máu cung cấp cho tim, và giúp tuần hoàn máu tới thai tốt hơn. Nhờ vậy mà mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: việc vận động cơ thể sẽ giúp giải phóng hormone có lợi, lưu thông khí huyết, đồng thời giảm căng thẳng và khó chịu.Nhờ vậy giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Bà bầu mất ngủ giống như là một thử thách lớn trong quá trình mang thai mà rất nhiều người phụ nữ phải trải qua. Bà bầu đừng quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng mất ngủ khi mang thai mà cần tìm cách khắc phục để có thể đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Bà bầu mất ngủ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ Khỏe Con Thông Minh chúc mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt!