Tại Sao Bà Bầu Không Được Nằm Võng? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Các mẹ bầu được khuyên rằng có thai thì không nên nằm võng nhưng không có ai lý giải giúp mẹ hiểu được tại sao bà bầu không được nằm võng. Vậy có thai nằm võng có sao không? Tìm hiểu lời giải đáp ở bài viết dưới đây mẹ nhé!
Nhiều người cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn khi nằm võng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết tư thế ngủ của mẹ không chỉ là yếu tố quyết định đến chất lượng giấc ngủ của mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe thai nhi. Vậy tại sao bà bầu không nên nằm võng? Bà bầu nằm võng có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu nằm võng có sao không?
Theo nghiên cứu của Sophie Schwart, Thụy Sĩ, khi nằm võng với nhịp rung lắc đều đặn, nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nhờ vậy mà chúng ta dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn so với nằm ngủ trên giường.
Bà bầu nằm võng có sao không?
Bên cạnh đó, thông qua một nghiên cứu bằng phương pháp điện tâm đồ đã chỉ ra rằng: Nằm võng không chỉ giúp ngủ nhanh hơn mà có thể góp phần cải thiện trí nhớ.
Mặc dù nằm võng đem lại nhiều lợi ích khi ngủ như vậy, nhưng những tác hại mà nó gây ra cũng sẽ khiến mẹ bầu phải cân nhắc. Do vậy, các chuyên gia lại không khuyến khích việc bà bầu nằm võng vì những lý do dưới đây.
Tại sao bà bầu không được nằm võng?
Bà bầu nằm võng làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ hô hấp
Dễ nhận thấy tư thế khi bà bầu nằm võng, cơ thể sẽ bị bó hẹp lại, phần đầu cao, chân cao trong khi phần thân dưới lại ở vị trí thấp hơn với dáng hơi gập sẽ gây sức ép lên ngực, làm cản trở hoạt động hệ hô hấp, dễ dẫn đến khó thở.
Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao phía trên khiến việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn, gây sức ép lên tim. Dẫn đến hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Vì sao bà bầu không nên nằm võng?
Mẹ bầu nằm võng nhiều cột sống bị ảnh hưởng
Phụ nữ mang thai nếu không được cung cấp đủ canxi lại thêm chế độ sinh hoạt kém khoa học, có thói quen nằm võng dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, đau dây thần kinh cột sống và thoát vị đĩa đệm....
Bà bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép
Bà bầu luôn cần một tư thế ngủ thật thoải mái để cả mẹ và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh. Nếu bà bầu nằm võng, cơ thể sẽ bị gò bó, khó khăn trở mình, thay đổi tư thế mỗi khi cảm thẫy không thoải mái, tay chân nhức mỏi...
Thậm chí nếu mẹ bầu nằm võng lại nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây ra sự khó chịu hay bức bối cho bé con trong bụng.
Tăng nguy cơ bị ngã khi bà bầu nằm võng
Bụng của mẹ bầu ngày một lớn, di chuyển đi lại cũng vì thế mà khó khăn hơn. Do đó, bà bầu không nên nằm võng bởi rất có thể không may bị té ngã mỗi khi đứng lên ngồi xuống võng. Điều này nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
>>> Xem bài viết liên quan:
- Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao? Cách cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu
- Bà bầu bị phù chân có sao không? Những lưu ý cần biết khi mẹ bầu bị phù chân.
Mách mẹ cách dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần dùng võng?
Tại sao bà bầu không nên nằm võng?
Bà bầu bị mất ngủ, khó ngủ là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp mẹ bầu có thể áp dụng để dễ đi vào giấc ngủ mà lại an toàn hơn thay vì nằm võng như:
- Mẹ bầu nên uống đủ nước vào ban ngày để tránh uống nhiều nước buổi tối, hạn chế đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không nên ngủ quá nhiều vào buổi trưa. Nên thư giãn tầm 15-20 phút. Một giấc ngủ ngắn sẽ giúp mẹ bầu thấy tỉnh táo hơn và không bị khó ngủ vào buổi tối.
- Nói không với các loại trà, cà phê...
- Bà bầu uống 1 cốc sữa ấm hoặc ngũ cốc trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn.
- Chú ý giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng, quá lạnh, dọn dẹp sạch sẽ, không bày quá nhiều đồ trong phòng ngủ để không khí dễ lưu thông
- Một cách nữa giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn đó là tắm với nước ấm trước khi đi ngủ, nhưng mẹ nhớ là không tắm quá muộn nhé.
- Massage nhẹ nhàng với tinh dầu hoặc dùng muối ngâm chân thư giãn giúp bà bầu dễ ngủ hơn
- Mẹ bầu cũng có thể thực hiện 1 bài tập thể dục, hay một vài tư thế yoga nhẹ nhàng vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp mẹ ngủ ngon hơn.
- Mẹ bầu khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, bụng cũng đã to và nặng hơn. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng gối mềm chữ U để kê chân phía dưới giúp mẹ có tư thế ngủ thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.
Đến đây thì chắc mẹ bầu cũng có được cho mình câu trả lời tại sao bà bà bầu không nên nằm võng rồi phải không. Nằm võng chỉ phù hợp với những giác ngủ ngắn và không nên hình thành thói quen ngủ võng, đặc biệt với bà bầu. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp cho mình để có giấc ngủ ngon hơn, tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Đừng quên truy cập Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mang thai và sinh con để trở thành những bà mẹ bỉm sữa thông thái nhé! Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.