Mẹ Bầu Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Cách Phòng Ngừa

Mẹ Bầu Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Cách Phòng Ngừa

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng mà hầu như bất kì người phụ nữ mang thai nào cũng từng trải qua. Mẹ bầu bị chuột rút phải chịu cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu. Vậy vì sao bà bầu bị chuột rút và có cách nào giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này không?

Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng các cơ bị co thắt đột ngột ở bắp thịt khiến cho vùng bị chuột rút không tiếp tục cử động được, gây ra cảm giác đau đớn. Chuột rút thường xảy ra ở đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay, cơ bụng.

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí bà bầu bị chuột rút về đêm. Mẹ bầu bị chuột rút thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và sẽ chấm dứt sau khi sinh. Tuy nhiên nó gây đau nhức vô cùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của mẹ.

Nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút?

Thông thường, bà bầu bị chuột rút ở các cơ bắp chân, đùi, hông... do những nguyên nhân chủ yếu sau:

mẹ bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút bắp chân, bà bầu bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút phải làm sao, bà bầu bị chuột rút ở chân, bà bầu bị chuột rút chân, bà bầu bị chuột rút ở bắp chân, bà bầu hay bị chuột rút, tại sao bà bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút nên ăn gì, bà bầu bị chuột rút ở mông, bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ, bà bầu hay bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì, bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không, bà bầu bị chuột rút chân phải làm sao

Vì sao bà bầu hay bị chuột rút?

Lý do bà bầu bị chuột rút bắp chân

Bà bầu bị chuột rút ở chân có thể vì cơ ở bắp chân đang mệt mỏi do phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng toàn bộ cơ thể mẹ ngày một tăng lên, nhất là trong những tháng cuối, làm tăng áp lực lên các mạch máu gây khó khăn trong việc lưu thông máu từ chân đến tim và từ dây thần kinh tủy sống đến chân.

Vào những tháng cuối thai kì, nhu cầu canxi ở mẹ bầu là rất lớn để có đủ canxi truyền cho thai nhi. Chế độ ăn uống của mẹ bầu bị thiếu canxi hoặc magie cũng góp phần thành nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút ở hông

Vào 3 tháng cuổi thai kì, tử cung mẹ giãn rộng theo sự phát triển thai nhi khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng cũng là nguyên khân khiến cho bà bầu bị chuột rút ở hông.

Mẹ bầu bị chuột rút do cơ thể thiếu nước

Khi mang thai, cơ thể mẹ rất cần được cung cấp đủ nước. Nếu không, mất nước sẽ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút và làm cho chứng chuột rút có biểu hiện nặng hơn. 

Lý do bà bầu bị chuột rút về đêm

Ngoài những nguyên nhân do thiếu hụt lượng nước, canxi... cần thiết, do áp lực dây chằng thì mẹ bầu bị chuột rút vào ban đêm còn do những nguyên nhân sau:

  • Mẹ bầu lười vận động khiến các cơ không được co giãn thường xuyên, đều đặn
  • Nằm ngủ sai tư thế: khi mẹ nằm ngủ theo 1 tư thế liên tục trong thời gian dài, gây áp lực chèn ép, làm giảm lưu thông máu - nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút.
  • Thay đổi hormone cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong khi thực đơn hàng ngày không đáp ứng đủ
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây co rút cơ bắp như sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), naproxen, teriparatide, raloxifene, levalbuterol, albuterol/ipratropium, estrogen liên hợp, pregabalin…

Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?

mẹ bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút bắp chân, bà bầu bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút phải làm sao, bà bầu bị chuột rút ở chân, bà bầu bị chuột rút chân, bà bầu bị chuột rút ở bắp chân, bà bầu hay bị chuột rút, tại sao bà bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút nên ăn gì, bà bầu bị chuột rút ở mông, bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ, bà bầu hay bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì, bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không, bà bầu bị chuột rút chân phải làm sao

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Khi bà bầu bị chuột rút, có thể áp dụng theo các bước sau để làm giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu:

  1. Duỗi căng các cơ ở mức tối đa, duỗi thẳng đầu gối
  2. Nắm lấy bàn chân và kéo lại vào lòng. Động tác này ban đầu có thể sẽ khiến mẹ thấy khó chịu nhưng sau đó sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau do chuột rút.
  3. Trườm ấm, massage các cơ nhẹ nhàng để các cơ được thả lỏng, thư giãn sẽ giúp mẹ thấy thoải mái hơn. Có thể dùng túi chườm hay chai nước ấm, hoặc dùng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm. 

Sau khi đã thử các cách trên, nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân, mẹ nên gọi cho bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra cẩn thận, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

>>> Xem thêm: 

Mẹ bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Bà bầu bị phù chân có sao không? Những lưu ý cần biết khi mẹ bầu bị phù chân.

Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao? Cách cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu.

Cách phòng ngừa bà bầu hay bị chuột rút

Massage nhẹ nhàng: Để phòng tránh bị chuột rút, mẹ bầu nên thường xuyên xoa bóp, massage chân tay, ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu căng rút các cơ, giảm nguy cơ bị chuột rút.

mẹ bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút bắp chân, bà bầu bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút phải làm sao, bà bầu bị chuột rút ở chân, bà bầu bị chuột rút chân, bà bầu bị chuột rút ở bắp chân, bà bầu hay bị chuột rút, tại sao bà bầu bị chuột rút, bà bầu bị chuột rút nên ăn gì, bà bầu bị chuột rút ở mông, bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ, bà bầu hay bị chuột rút về đêm, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì, bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không, bà bầu bị chuột rút chân phải làm sao

Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp làm giảm nguy cơ bà bầu bị chuột rút

Vận động thể chất:

  • Các động tác vận động nhẹ nhàng, thư giãn hay tập yoga;
  • Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi khi làm việc để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.
  • Đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút những ngày mẹ sắp sinh.

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

  • Bà bầu bị chuột rút nên ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột
  • Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.

Chế độ sinh hoạt:

  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn
  • Khi ngủ, kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm và tìm cho mình tư thế ngủ thoải mái để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, nhất là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa khi bà bầu bị chuột rút. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho mẹ để chăm sóc sức khỏe thai kì thật tốt. Mẹ đừng quên ghé Mekhoeconthongminh.com mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!