Mẹ Bầu Bị Tê Tay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bà bầu bị tê tay chân thường có cảm giác bị tê nhức như kiến bò hay bị kim chích ở đầu các ngón tay, chân... khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Tinh trạng này có phải là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nguy hiểm ở mẹ bầu? Nguyên nhân, cách điều trị bà bầu bị tê tay như thế nào?
Bà bầu bị tê mỏi chân tay là hiện tượng thường gặp phải ở phụ nữ mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kì. Mang thai mẹ đã phải trải qua bao vất vả, mẹ bầu bị tê tay chân càng khiến mẹ thấy khó chịu, mệt mỏi hơn. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra cũng như có phương pháp điều trị đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cơ bản nhất nhưng rất hữu ích về tình trạng bà bầu bị tê tay.
Nguyên nhân mẹ bầu bị tê tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng mẹ bầu bị tê đầu ngón tay, hay tê bàn tay. Dưới đây là những nguyên nhân chính.
- Do bị chèn ép bởi kích thước thai nhi lớn: Tê nhức chân tay thường xuất hiện ở tháng thứ 5 thai kì. Càng về cuối, bé con trong bụng mẹ càng lớn thêm và có sự phát triển rõ rệt về kích cỡ. Thai càng lớn, mẹ bầu bị tê ngón tay càng nhiều. Thai nhi lớn chiếm vị trí trong cơ thể mẹ, chèn ép lên các mạch máu khiến cho việc tuần hoàn máu trở lên khó khăn, nhất là lưu thông máu tới các chi gây ra hiện tượng phụ nữ mang thai bị tê tay.
- Do mẹ bầu bị thiếu axit folic, canxi và magie: Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tê tay thường xuyên. Khi chế dộ dinh dưỡng của mẹ bầu không được cung cấp đủ canxi, magie, vitamin nhóm B, axit folic.. làm cho mẹ bị phù nề, bị chuột rút và bị tê tay.
- Do bà bầu ít vận động: Những mẹ bầu lười vận động, thường xuyên ngồi hay nằm im 1 tư thế quá lâu sẽ có nguy cơ bị tê chân tay nhiều hơn với các mẹ khác. Do nếu như mẹ lười vận động thì tuần hoàn máu kém, đứng quá lâu khiến máu bị ứ đọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bâu bị tê tay khi ngủ.
- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác: Hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng nãy sẽ biến mất sau khi sinh nhưng nó cũng gây ra không ít phiền toái cho các mẹ. Nguyên nhân là do dây thần kinh trung ương bị chèn ép ở vùng cổ tay xuống ngón tay nên tuần hoàn máu kém dẫn đến mẹ bầu bị tê tay.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tê bì tay
Bà bầu bị tê tay có sao không?
- Triệu chứng ban đầu khi mẹ bầu bị tê tay thời khởi phát nhẹ khiến mẹ cảm thấy tê, ngứa, đau như kim chích, kiến bò ở đầu các ngón tay khiến mẹ mất đi cảm giác một phần nào đó hay thậm chí toàn bộ tay.
- Thời gian mẹ đi ngủ vào ban đêm là khoảng thời gian mẹ bầu bị tê tay nhiều nhất. Bởi hầu như lúc ngủ mẹ bầu không có vận động khiến cho tuần hoàn máu kém, mẹ bầu bị tê tay phải, hay tê mỏi cả chân tay.
- Nếu nghiêm trọng hơn khi tình trạng tê nhức chân tay kéo dài thay vì cảm giác tê nhức thông thường sẽ khiến mẹ cảm thấy đau tay, đau cẳng chân, vùng mông đùi nhức mỏi... đi lại, sinh hoạt của mẹ vì thế mà khó khăn hơn.
- Tê nhức tay chân ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần khiến các mẹ vô cùng lo lắng.
- Với trường hợp nhẹ, các mẹ chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng ở các ngón tay sẽ giúp giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tê tay do yếu tố bệnh lý thì cần phải chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Bà bầu bị phù chân có sao không? Những lưu ý cần biết khi mẹ bầu bị phù chân
Cách xử lý bà bầu bị tê tay, bà bầu bị tê tay là thiếu chất gì?
Cách xử lý bà bầu bị tê tay:
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng hàng ngày
Mẹ có thể dành thời gian tập các bài tập nhẹ nhàng cho mẹ bầu để lưu thông máu tốt hơn. Các động tác đơn giản như duỗi tay, duỗi chân, linh hoạt các khớp... sẽ giúp mẹ bầu hạn chế gặp phải tình trạng tê bì chân tay hiệu quả.
- Thay đổi tư thế ngủ nghỉ, làm việc thoải mái thường xuyên
Khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái theo khuyến cáo của chuyên gia. Tuy nhiên mẹ cũng chú ý thay đổi tư thế thường xuyên, bởi mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay nếu nằm quá lâu 1 bên nên mẹ cần tìm cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất, sử dụng gối ôm đỡ bụng hoặc gối để gác chân giúp me ngủ thoải mái, để tránh máu bị dồn ứ gây tê tay.
>>> Xem thêm: Cách cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu
Khi làm việc mẹ cũng chú ý ngồi làm việc với tư thế thoải mái, hạn chế ngồi bắt chéo chân, tránh đứng quá lâu... cũng là cách giúp mẹ bầu làm giảm triệu chứng tê mỏi tay chân.
- Massage thư giãn, xoa bóp nhẹ nhàng.
Việc xoa bóp, massage nhẹ nhàng sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm triệu chứng tê bì chân tay. Đồng thời các cơ xướng, khớp sẽ được vận động linh hoạt, ngăn ngừa cứng xương khớp.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Ngoài việc duy trì chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, mẹ bầu cũng lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé khỏe mạnh.
Tập luyện các động tác nhẹ nhàng giúp giảm triệu chứng bà bầu bị tê tay chân
Bà bầu bị tê tay là thiếu chất gì?
Bị thiếu dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị tê tay. Bà bầu nên chú ý bổ sung những nhóm thức phẩm sau đây:
- Bổ sung Canxi: Phụ nữ có thai nên uống bổ sung viên uống canxi khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ với lượng tham khảo 800-1000mg/ngày. Bên cạnh đó, bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, trứng và các loại hải sản.
- Tăng cường Acid folic: 400mcg/ngày là lượng cần thiết cho mẹ bầu để có cơ thể khỏe mạnh. Acid folic là chất có nhiều trong rau mầm, trứng, rau xanh đậm.
- Bổ sung các loại Vitamin: Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm màu vàng, cam, xanh đậm, vitamin D, vitamin B2, Vitamin C, chứa nhiều trong các loại quả có múi như bưởi, chanh, cam, quýt,… Vitamin B1, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại hạt. Các loại hạt nguyên cám như ngũ cốc chứa hàm lượng vitamin B1 cao.
- Bổ sung thêm Kẽm: từ các loại ngũ cốc và hải sản.
Trên đây là những chia sẻ thông tin mà mẹ bầu bị tê mỏi chân tay có thể đọc và tham khảo để có được chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, phòng tránh chứng tê bì tay chân khi mang thai. Hi vọng những thông tin này thực sự hữu ích. Các mẹ có thể tìm đọc thêm các bài viết bổ ích trong chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và nuôi dưỡng em bé ở website https://mekhoeconthongminh.com/. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.