Sữa Mẹ Vắt Ra Để Được Bao Lâu Là An Toàn Và Không Bị Mất Chất?

Sữa Mẹ Vắt Ra Để Được Bao Lâu Là An Toàn Và Không Bị Mất Chất?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu luôn là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ. Bởi hiểu rõ sữa mẹ vắt ra để được bao lâu sẽ giúp mẹ có thể bảo quản sữa đúng cách, tránh cho sữa bị hư hỏng, biến chất.

Lần đầu nuôi con nên chắc nhiều mẹ còn băn khoăn, không biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu hay bảo quản như thế nào để vừa an toàn vừa giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho con. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng chất, khoáng thể, men và hormone. Các chất này đều là các chất trẻ dễ hấp thụ nhưng đồng thời cũng dễ bị biến chất, lên men hay vi khuẩn xâm nhập vào khi để ở môi trường ngoài. Vì thế, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu luôn là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn, thắc mắc.

Theo nghiên cứu của WHO, quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, sữa mẹ sau khi hút ra sẽ có thời gian sử dụng như sau:

  • Từ 6 – 8 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 35 độ C.
  • Từ 3 – 5 ngày trong ngăn mắt tủ lạnh có nhiệt độ 4 độ C.
  • 3 tháng trong ngăn đá tủ lạnh thông thường.
  • 6 tháng trong điều kiện tủ đông lạnh riêng biệt nhiệt độ âm 18 độ C.

Vì thế, tùy vào điều kiện bảo quản, chị em nên căn cứ vào thời gian tiêu chuẩn bên trên để sử dụng sữa cho con không bị quá hạn, dẫn đến tình trạng biến đổi chất.

sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngăn mát, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngày, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh, sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu, sữa mẹ moi vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu, sữa mẹ vắt ra hâm nóng để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để máy hâm được bao lâu

Tùy vào điều kiện bảo quản mới biết được sữa mẹ vắt ra để được trong bao lâu

2. Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách

Với những chị em có lượng sữa dồi dào và con bú không hết thì vắt sữa mẹ và bảo quản là biện pháp hữu hiệu nhất để dự trữ sữa cho con trong thời gian thiếu sữa hoặc phòng khi con đói lúc mẹ vắng nhà. Để sữa sau khi bảo quản không bị biến chất, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Vắt sữa mẹ để lưu trữ

Về dụng cụ lưu trữ: Dụng cụ lưu trữ sữa phải là các túi trữ sữa chuyên dụng hoặc bình trữ sữa làm từ chất liệu nhựa không chứa BPA độc hại.

Về cách vắt sữa: Khi vắt sữa, chị em phải ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Dụng cụ đựng sữa, máy hút sữa, tay và bầu vú của mẹ đều phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành vắt sữa.
  • Khi vắt sữa nên vắt theo lượng con bú trong mỗi đợt, chia nhỏ thành nhiều túi, bình đựng trữ sữa để tránh trường hợp lãng phí.
  • Sữa mẹ sau khi vắt xong cần được làm lạnh ngay.
  • Lượng sữa con uống dư không nên dự trữ lại.
  • Sữa trữ đông và sữa mới vắt ra không được hòa chung vào nhau, đặc biệt là không dùng cho con khi trộn 2 mẫu sữa này.
  • Việc vắt sữa mỗi ngày sẽ khiến mẹ bị thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần phải nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung đầy đủ các chất để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Trước và sau khi hút sữa, mẹ cần phải vệ sinh dụng cụ hút sữa và dụng cụ đựng sữa đúng chuẩn để đảm bảo an toàn.

  • Vệ sinh sạch sẽ bằng miếng cọ rửa và chổi chuyên dụng.
  • Rửa xối dụng cụ dưới vòi nước lạnh, sau đó rửa kỹ lại các bộ phận, kẽ, đáy dụng cụ.
  • Để dụng cụ khô ráo tự nhiên.
  • Trước khi sử dụng lại, các dụng cụ cần được tiệt trùng bằng máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc nước sôi.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ sau khi được vắt ra cần được chia thành cách bình nhỏ, túi nhỏ để dự trữ dùng dần. Bên cạnh đó, để tiện theo dõi và quản lý, chị em phải ghi rõ ngày giờ vắt sữa và đánh số thứ tự. Đăc biệt những gia đình có người thân, người giúp việc chăm con thì chị em nên ghi hướng dẫn rã đông sữa cho mọi người được biết để tránh tình trạng sữa bị biến chất trong quá trình rã đông.

Bảo quản sữa mẹ cần chú ý đến nhiệt độ. Tùy mức nhiệt độ, sữa mẹ sẽ được bảo quản trong khoảng thời gian khác nhau. Do đó, chị em phải chú ý để sữa vấn trong hạn sử dụng.

sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngăn mát, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngày, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh, sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu, sữa mẹ moi vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu, sữa mẹ vắt ra hâm nóng để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để máy hâm được bao lâu

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh cần phải ghi rõ ngày, giờ vắt sữa

3. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa đúng cách

Sử dụng sữa mẹ trong vài giờ sau khi vắt

Nếu sữa mẹ được hút ra và cho bé sử dụng ngay trong vài giờ thì không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Chị em chỉ lưu trữ trong bình sữa để tránh các loại vi sinh vật tiếp xúc với với sữa là được.

Khi để sữa trong bình trữ sữa, sữa sẽ xuất hiện tình trạng tách lớp. Vì thế, trước khi cho bé sử dụng, mẹ nên lắc nhẹ để sữa được đồng đều. Nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi, không sử dụng lại vì dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.

Rã đông sữa mẹ

Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chị em chỉ cần để ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm để hết lạnh rồi có thể cho bé sử dụng ngay.

Trường hợp sữa được bảo quản trên ngăn đá cần hạ nhiệt từ từ bằng cách đưa xuống ngăn lạnh để rã đông. Khi sữa về thể lỏng mới bỏ ra ngoài để giảm lạnh, hâm nóng ở 40 độ C bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước ấm.

Chị em tuyệt đối không được thay đổi đột ngột nhiệt độ của sữa khi được bảo quản vì chúng sẽ khiến sữa bị biến chất. Không sử dụng lò vi sóng để rã đong vì các chất dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa bị phá hủy. Bên cạnh đó, nếu sữa bị quá hạn sử dụng thì mẹ không nên cho trẻ sử dụng vì chúng dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường ruột.

sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngăn mát, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong ngày, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh, sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu, sữa mẹ moi vắt ra để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu, sữa mẹ vắt ra hâm nóng để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để máy hâm được bao lâu

Rã đông sữa mẹ cần phải hạ nhiệt từ từ để tránh làm mất chất dinh dưỡng

4. Sữa mẹ trữ đông bị đổi màu có dùng được không?

Sữa mẹ trữ đông thường xuất hiện tình trạng đổi màu so với sữa mẹ vừa mới được hút ra. Thông thường, chúng sẽ có màu nâu nhẹ, hơi xanh, hơi vàng hoặc tạo các lớp váng như sữa chua, thậm chí có mùi hơi giống xà phòng do các chất béo bị phân tán. Tuy nhiên, nếu mẹ bảo quản hoàn toàn đúng cách và sữa vẫn trong thời gian sử dụng thì yên tâm sử dụng cho con nhé. Còn nếu sữa có mùi chua, hôi, váng sữa không tan thì bỏ ngay đi vì sữa đã bị nhiễm khuẩn.

Hy vọng với những thông tin trên, chị em đã biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu để từ đó biết cách chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất, giúp bé phát triển toàn diện.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!