Tắc Tia Sữa Là Gì? Mẹo Hay Chữa Tắc Tia Sữa Tại Nhà

Tắc Tia Sữa Là Gì? Mẹo Hay Chữa Tắc Tia Sữa Tại Nhà

Tắc tia sữa đúng là cơn ác mộng đối với tất cả các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi chúng không chỉ mang đến cảm giác đau đớn khó chịu cho mẹ mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa chị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tắc tia sữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tắc tia sữa tại nhà nhé.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít lại, làm sữa không thể thoát ra ngoài. Và chính tại chỗ tắc sẽ hình thành cục cứng do sữa bị đông kết. Lúc này, sữa vẫn được tiết ra khiến cho ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn, gây chèn ép các ống dẫn sữa khác. Và cứ như thế, tình trạng tắc tia sữa ngày càng nặng thêm.

tắc tia sữa, tắc tia sữa phải làm sao, tắc tia sữa có mủ, tắc tia sữa là gì, tắc tia sữa bị sốt, tắc tia sữa sốt rét, tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh, tắc tia sữa như thế nào, tắc tia sữa nổi cục cứng, tắc tia sữa không nên ăn gì

Tắc tia sữa là hiện tượng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít lại, làm sữa không thể thoát ra ngoài

2. Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú. Chẳng hạn:

Mới sinh con

Sau khi sinh, một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Nguyên nhân là do sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến tình trạng vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.

Sữa mẹ bị dư thừa

Hầu hết nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa trong bầu ngực do em bé bú không hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến tình trạng sữa bị đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

Ngực chịu áp lực

Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu em bé trước ngực sẽ khiến các tia sữa bị tắc lại. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ cũng gây nên tình trạng tương tự.

Ít hút sữa ra ngoài

Nếu ít hút sữa ra ngoài hoặc hút sữa không hết, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Ngoài ra, lực hút máy yếu, không thể hút hết sữa ra ngoài cũng là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.

Con ngậm vú không đúng

Khi ngậm vú không đú, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực, gây nên hiện tượng tắc tia sữa.

Mẹ không cho con bú thường xuyên

Do một nguyên nhân nào đó mà bạn không thể cho bé bú thường xuyên hoặc không thể hút sữa hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.

Stress

Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin (hormone giúp vú giải phóng sữa). Vì vậy, hãy để bản thân luôn được thư giãn, thoải mái.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng tắc tia sữa là do sữa mẹ bị dư thừa quá nhiều

3. Dấu hiệu của tắc tia sữa

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.

  • Ngực căng cứng và to hơn bình thường. Mức độ căng cứng càng ngày càng tăng dần.
  • Cảm giác đau nhức và không tiết ra được sữa hoặc sữa ra ít, vắt cũng không ra,
  • Một số mẹ còn bị sốt khi bị tắc tia sữa hoặc tia sữa có cục co cứng khi bị ứ đọng sữa nhiều bên trong.

4. Cách chữa tắc tia sữa tại nhà

Khi bị tắc tia sữa, các mẹ thường tạm dừng cho bé bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai trái. Vì cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất là việc duy trì cho bé bú sữa mẹ. Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm đi rất nhiều hoặc bạn có thể sử dụng máy hút để thông tắc tia sữa.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé bú bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú không quá đau đớn, bạn nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Chườm ấm quanh bầu ngực: Chườm ấm quanh bầu ngực giúp sữa chảy ra đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thường xuyên bế con khi cho con bú thì bạn nên chuyển sang tư thế ôm banh hoặc nằm xuống để giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.
  • Massage bầu ngực: Các chuyên gia khuyên bạn nên massage vùng ngực thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Áp dụng biện pháp chườm ấm trước khi cho bé bú để khai thông các tia sữa, hỗ trợ tình trạng giảm đau và sưng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Hãy uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi: Khi bé ngủ, bạn hãy cố gắng chợp mắt cùng con hoặc nhờ người thân trông con hộ để được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

5. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa

Để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, bạn có thể làm theo một số gợi ý dưới đây:

  • Cho bé bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài.
  • Không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú.
  • Sử dụng áp ngực và quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Uống thật nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể dục thể thao.
  • Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan nhất.

6. Một số mẹo chữa tắc tia sữa trong dân gian

Khi rơi vào tình trạng tắc tia sữa, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian sau để cải thiện tình hình bệnh:

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Dùng lá đinh lăng để thông tắc tia sữa là mẹo dân gian được nhiều mẹ tin dùng nhất. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:

  • Đắp lá đinh lăng: Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng với 50g lá diếp cá, rửa sạch, vẩy ráo nước, cho vào cuối giã nát, đắp lên ngực. Loại thuốc này giúp bạn cảm thấy bầu ngực dễ chịu và giảm căng nhức hơn.
  • Uống nước lá đinh lăng: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng rửa sạch, vẩy ráo nước, cho vào ấm, nấu với khoảng 250ml nước. Nấu sôi trong khoảng 7 phút, chắt lấy nước uống.

tắc tia sữa, tắc tia sữa phải làm sao, tắc tia sữa có mủ, tắc tia sữa là gì, tắc tia sữa bị sốt, tắc tia sữa sốt rét, tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh, tắc tia sữa như thế nào, tắc tia sữa nổi cục cứng, tắc tia sữa không nên ăn gì

Dùng lá đinh lăng để thông tắc tia sữa là mẹo dân gian được nhiều mẹ tin dùng nhất

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Đây cũng là phương pháp chườm ấm và cho hiệu quả khả quan.

Cách làm: Bạn lấy 3 lá bắp cải, rửa sạch, lạng bớt phần cọng cứng, ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra vẩy ráo. Trụng lá bắp cải qua nước ôi, lấy ra cho bớt nóng rồi chườm lên bầu ngực bị đau.

Cách chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp và men rượu

Với cách này, bạn cần 2 chén xôi nếp nóng trộn đều với 2 men rượu tán nhuyễn. Lọc hỗn hợp trong khăn mỏng, mềm rồi đắp lên bầu ngực bị tắc tia sữa.

Trên đây là cách chữa tắc tia sữa tại nhà. Các bạn hãy tham khảo để thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả tại nhà nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!