Thời Điểm Lý Tưởng Để Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Là Khi Nào?
Bệnh tiểu đường thai kỳ không có những triệu chứng rõ ràng mà lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu.
- 1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
- 2. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
- 3. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
- 4. Đối tượng nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- 5. Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- 6. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?
- 7. Lời khuyên cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé khỏi những biến chứng nguy hiểm. Vậy thời điểm lý tưởng nào để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Hãy cùng xem nhé.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Trong quá trình mang thai, cơ thể được kích thích tạo ra các hormone giúp thai nhi phát triển từng ngày. Sự tăng sản xuất các hormone này làm cơ thể mẹ tăng đề kháng insulin. Insulin là loại hormone cần thiết giúp ổn định lượng đường trong máu.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh lý này xảy ra ở khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai và thường bắt đầu từ trong khoảng 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, chấm dứt khi em bé chào đời.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường
2. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Đây là bệnh lý đặc biệt, không biểu hiện ở bất cứ triệu chứng nào cả nên hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, một số thai phụ còn có triệu chứng như:
- Các cơn khát tăng dần
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Khô miệng
- Mệt mỏi
3. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Bà bầu bị đa ối, khiến tử cung to nhanh, gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ.
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tiền sản giật.
- Gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài, sinh khó, băng huyết sau sinh.
- Có tỷ lệ mổ cao hơn, rối loạn đường trong máu dẫn đến tình trạng hôn mê sâu.
- Đối với thai nhi sẽ làm tăng tỉ lệ dị tật thai nhi, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh lên gấp 2 – 5 lần, thậm chí là thai chết lưu do ngột đường huyết tăng cao.
Tiểu đường thai kỳ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
4. Đối tượng nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường thai kỳ.
- Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30, thừa cân, béo phì.
- Phụ nữ trên 25 tuổi.
- Người có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
- Trước đó đã sinh bé nặng hơn 4kg.
- Thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh.
5. Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để tránh những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thời điểm lý tưởng nhất để chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ là giai đoạn từ tuần thứ 24 đến 28 đối với phụ nữ không được chuẩn đoán tiểu đường trước đó.
Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện của sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm/lần.
Thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 đến 28
6. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể thực hiện 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1 bước (one-step strategy):
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Uống 75g (75-g OGTT) rồi đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau uống đường, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán bệnh đái tháo đường trước đó.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phương pháp 2 bước (two-step strategy):
Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.
Chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt qua các ngưỡng sau:
| Tiêu chí chẩn đoán của Carpenter/ Coustan | Tiêu chí chuẩn đoán theo National Diabetes Data Group |
Lúc đói | 95 mg/dL (5,3 mmol/L) | 105 mg/dL (5,8 mmol/L) |
Ở thời điểm 1 giờ | 180 mg/dL (10,0 mmol/L) | 190 mg/dL (10,6 mmol/L) |
Ở thời điểm 2 giờ | 155 mg/dL (8,6 mmol/L) | 165 mg/dL (9,2 mmol/L) |
Ở thời điểm 3 giờ | 140 mg /dL (7,8 mmol/L) | 145 mg/dL (8,0 mmol/L) |
7. Lời khuyên cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để cải thiện bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tuân thủ các lời khuyên sau:
Ăn các loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Thay thế các đồ ăn nhẹ có đường như: bánh quy, kẹo, kem thành các loại đồ ăn có chứa đường tự nhiên như trái cây. Và đừng quên bổ sung thêm rau và ngũ cốc trong thực đơn ăn uống của mình.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ là cách giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng lượng thức ăn.
Do vậy, mẹ bầu cần tập luyện 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải như: đi bộ, bơi lội,…
Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Khi mang thai, cơ thể cần năng lượng nhiều hơn nên lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Vì thế, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để kịp thời phát hiện và sửa chữa.
Uống insulin nếu cần
Một số thai phụ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai phải dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng quá nhiều, hãy tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua khi mang thai. Vì thế, các bạn hãy đến những bệnh viện, cơ sở y tế để xét nghiệm phát hiện tiểu đường thai kỳ đúng thời điểm giúp kiểm soát, phát hiện bệnh sớm nhé.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội