Trẻ Sơ Sinh Thở Mạnh Có Sao Không? Nên Đưa Trẻ Đi Viện Khi Nào?

Trẻ Sơ Sinh Thở Mạnh Có Sao Không? Nên Đưa Trẻ Đi Viện Khi Nào?

Khi thấy con yêu thở mạnh, không ít các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không, có cần đưa trẻ đến bệnh viện không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé.

Chào đón con yêu chào đời là giây phút thiêng liêng và hạnh phúc nhất đối với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, khi thấy con thở nhanh, thở mạnh thì chắc hẳn cha mẹ nào cũng lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không?

Trẻ sơ sinh thở mạnh là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ khi ngủ. Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không còn phải tùy thuộc vào nhịp thở của bé để xác định. Mẹ có thể định hình trạng thái thở nhanh và thở mạnh của con thông qua âm thanh phát ra từ mũi và vòm họng của bé, khi bé đang chơi, đang ngủ.

Một cách khác để phát hiện trẻ thở nhanh, thở mạnh nữa là dựa vào sự quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở của trẻ. Cụ thể, theo tổ chức Y Tế thế giới WhO, trẻ sơ sinh thở mạnh có thể xác định:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở 60 lần/phút
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi: Nhịp thở 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở 40 lần/phút

Khi mẹ đo nhịp thở của trẻ trong trạng thái bình thường, không gắng sức mà có số lượt đếm nhịp thở trong dữ liệu phía trên thì rất có thể trẻ đang mắc triệu chứng thở nhanh, thở mạnh khi ngủ. Nếu trẻ thở mạnh kèm theo triệu chứng ho, sổ mũi thì có thể bé đang mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng này thông thường sẽ được khỏi hẳn sau 5 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc trẻ đúng cách.

Trường hợp trẻ thở nhanh, thở mạnh kéo dài thì có thể đây là triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường hô hấp, điển hình nhất là bệnh viêm phổi. Vì thế, bố mẹ cần chú ý đến nhịp thở của con để đưa con đến các bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời, tránh tình trạng trẻ chuyển biến nặng, khó điều trị và bình phục về sau.

trẻ sơ sinh thở mạnh, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng, trẻ sơ sinh thở mạnh khi bú, trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè, trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng, trẻ sơ sinh thở mạnh có sao ko, trẻ sơ sinh thở mạnh gấp, trẻ sơ sinh thở mạnh và không đều, trẻ sơ sinh thở mạnh thành tiếng

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng có nhịp thở 60 lần/phút được gọi là thở mạnh

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh là cấu trúc mũi của bé mới sinh chưa được hoàn thiện và còn rất nhỏ nên chưa quen với việc điều chỉnh nhịp thở. Ngoài ra, chúng còn do các nguyên nhân sau:

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu

Giai đoạn mới sinh, sức đề kháng non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, điều này làm tiền đề cho vi khuẩn, virus xâm hại vào trong khiến hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng một cách nặng nề.

Hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Một lý do nữa khiến trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè là do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, bé chưa thể tự điều khiển được nhịp thở của bản thân, dẫn đến tình trạng thở mạnh, bụng phập phồng.

Trẻ bị dị ứng thời tiết

Cơ thể trẻ sơ sinh vốn dĩ đã nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với những thay đổi đột ngột của thời tiết hoặc dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…Từ đó khiến bé khó thở hơn, thở nhanh, thở mạnh.

Trẻ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng

Đây là nguyên nhân vô cùng nguy hiểm vì chúng khiến sức khỏe của trẻ có dấu hiệu suy yếu đáng kể. Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh thở nhanh, thở mạnh, rút lõm lồng ngực kèm theo biểu hiện tím tái thì rất có thể trẻ đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản,…Ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay.

trẻ sơ sinh thở mạnh, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng, trẻ sơ sinh thở mạnh khi bú, trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè, trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng, trẻ sơ sinh thở mạnh có sao ko, trẻ sơ sinh thở mạnh gấp, trẻ sơ sinh thở mạnh và không đều, trẻ sơ sinh thở mạnh thành tiếng

Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là do mắc các bệnh về đường hô hấp

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở mạnh

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu thở mạnh bụng phập phồng nhưng không thường xuyên mà vẫn bú mẹ, ăn uống, sinh hoạt bình thường thì ba mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều. Còn nếu trẻ có biểu hiện dưới đây thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

Thở mạnh ngực phập phồng

Đi kèm với hiện tượng thở nhanh, thở mạnh, nếu mẹ thấy lồng ngực phập phồng thì đây cũng là biểu hiện bất thường, có thể bé đang mắc phải bệnh viêm phổi, bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Tiếng thở nặng nề khò khè

Trẻ sơ sinh thở nhanh, thở mạnh kèm tiếng thở phát ra nặng nề khò khè như tiếng ngáy thì rất có thể nắp thanh quản của bé đã bị phù nề, gây ra sự co thắt ống dẫn khí khiến trẻ không thể hô hấp bình thường. Mẹ cần ghé sát lại mũi con cũng như quan sát nhịp thở của con để xác định rõ tiếng thở của bé đang ở cấp độ nào.

Ngoài ra, mẹ còn nên đê ý thêm trẻ có kèm biểu hiện ho, sốt cao dai dẳng, chán ăn, quấy khóc không,…để nhận định đúng đắn về bệnh lý. Từ đó, có biện pháp điều trị khoa học, hiệu quả nhất.

trẻ sơ sinh thở mạnh, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng, trẻ sơ sinh thở mạnh khi bú, trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè, trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng, trẻ sơ sinh thở mạnh có sao ko, trẻ sơ sinh thở mạnh gấp, trẻ sơ sinh thở mạnh và không đều, trẻ sơ sinh thở mạnh thành tiếng

Trẻ sơ sinh thở mạnh kèm dấu hiệu tím tái thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay

4. Cách xử lý trẻ sơ sinh thở mạnh

Khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh, tiếng thở nhanh liên tục, mẹ có thể áp dụng 2 cách sau để trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Thay đổi tư thế ngủ

Mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho con để hệ hô hấp của con hoạt động dễ dàng hơn. Nếu mẹ vẫn còn nghe tiếng bé thở mạnh khi ngủ thì chắc chắn bé đang găp phải một số bệnh lý nhất định về đường hô hấp.

Vệ sinh mũi cho bé

Vệ sinh mũi cho bé sẽ giúp bé loại bỏ các chất nhờn, bụi bẩn có trong mũi. Từ đó, làm giảm lượng đờm khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn. Đồng thời, khoang mũi sạch sẽ là tiền đề để ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên rửa mũi thường xuyên cho con, có thể thực hiện 2 lần/ngày để hỗ trợ điều trị các bệnh lý mà con đang mắc phải.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn

Khi thấy con có triệu chứng thở mạnh thành tiếng kèm theo tình trạng sốt cao, li bì, bỏ ăn, bỏ ăn, bỏ bú, da mặt tím tái, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã biết trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ ngay với mekhoeconthongminh.com để được tư vấn và giải đáp nhiệt tình.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!