Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Phải Làm Sao? Tư Vấn Từ Chuyên Gia Sức Khỏe
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè làm cho bé khó bú mẹ, ngủ không ngon và bứt rứt khó chịu.Vậy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao?
Không ít người, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ đều cảm thấy lúng túng, không biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể nói với mẹ những khó chịu mà bé đang gặp phải. Do đó, mẹ cần thường xuyên quan sát bé, nhận biết kịp thời những dấu hiệu khi trẻ bị nghẹt mũi.
Làm thế nào khi bé sơ sinh ngạt mũi, khó thở?
- Thở nhanh, thở bằng miệng: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, tắc mũi, thường thở nhanh hơn mức bình thường, cố gắng để lấy hơi. Thậm chí với những bé bị ngạt không thở được bằng mũi phải thở bằng miệng khiến cho miệng bé bị khô, nguy cơ dẫn đến viêm họng.
- Đi kèm một số triệu chứng khác: khò khè, ho, hắt hơi, ốm sốt…
- Chảy nước mũi: một số trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kèm theo đó là bị chảy nước mũi khiến bé cảm thấy khó chịu. Một số trường hợp, các bé hít mạnh nước mũi khiến cho dịch nhầy chảy vào trong, xuống họng - nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
- Trẻ quấy khóc, không chịu bú: Trẻ bị ngạt mũi sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nên chỉ biết biểu hiện bằng tiếng khóc, quấy mẹ, bị ngạt mũi khiến trẻ khó khăn trong việc thở, thở bằng miệng nên sẽ khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ thường xảy ra khi chất nhầy bị ứ đọng, tích tụ trong mũi, đường thở khi cơ thể có những phản ứng để chống lại những yếu tố gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, ô nhiễm không khí…
Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Bên cạnh đó, không thể không kể đến những nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như:
- Trẻ bị dị ứng với các yếu tố môi trường bên ngoài: dị ứng với lông động vật, dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn không khí…
- Không khí khô, lạnh: Nếu trẻ phải hít thở không khí khô, lạnh do thay đổi thời tiết hay nằm trong điều hòa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi.
- Trẻ mắc một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi…
- Do bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra kém may mắn gặp phải khiếm khuyết như lệch vách ngăn mũi, lệch sụn, tổn thương sụn ngăn 2 bên mũi.
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ bị ngạt mũi chỉ là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Do đó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi do các nguyên nhân bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản… thì cần có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời để loại bỏ các nguyên nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài và tình trạng có xu hướng chuyển biến nặng thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao?
Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?
Làm sạch mũi cho trẻ
Việc đầu tiên và cũng có vai trò quan trọng mà ba mẹ có thể làm đó là làm sạch mũi cho trẻ.
Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ dùng bông sạch hoặc tăm bông có nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng chấm, lau sạch loại bỏ chất nhầy trong mũi giúp bé dễ thở hơn.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid
Phương pháp này được nhiều mẹ lựa chọn vì thực hiện cũng rất đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả rất tốt. Bởi nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy giúp con dễ thở hơn.
Cách thực hiện: Mẹ đặt bé nằm ngửa và nhỏ nước muối vào từng bên lỗ mũi của bé. Lưu ý: không nên lạm dụng, không nhỏ quá 3 lần/ ngày cho trẻ để tránh làm khô mũi trẻ. Không tự ý pha nước muối hay dùng nước muối đã quá hạn sử dụng.
Hút mũi
Hút và loại bỏ dịch nhầy trong khoang mũi trẻ. Khi thực hiện, mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào trước để làm loãng dịch nhầy sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng đã được làm sạch để hút. Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho trẻ.
Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.
Day cánh mũi cho trẻ
Một phương pháp nữa mẹ có thể áp dụng để giúp bé dễ thở hơn, giảm cảm giác khó chịu đó là sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dùng ngón tay và nhẹ nhàng day 2 bên cánh mũi của trẻ.
Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí trong phòng
Không khí trong môi trường sống của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cũng như hoạt động của hệ hô hấp của trẻ. Ba mẹ nên giữ cho bầu không khí không gian sống thật sạch sẽ, duy trì độ ẩm ở mức hợp lý bằng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí sẽ giúp bé cải thiện tình trạng bị nghẹt mũi hiệu quả.
Trong trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kéo dài nhiều ngày không khỏi và mức độ ngày càng nặng hơn, bé có những biểu hiện như khó thở, bỏ bú… thì ba mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cho trẻ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên tắm không?
Không ít ba mẹ có con bị nghẹt mũi đều có chung câu hỏi này Thực tế thì không cần kiêng tắm. Bởi vì trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng, nếu không, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé.
Trẻ bị nghẹt mũi vẫn có thể tắm được. Nhưng lưu ý là tắm cho trẻ bằng nước ấm và sử dụng phòng kín gió khi tắm cho trẻ nhé. Nước ấm sẽ giúp bé giảm bớt sự khó chịu và kích thích làm cơ thể làm thông tắc nghẹt mũi cho trẻ.
Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh
Nghẹt mũi chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó. Để chắc chắn con đang gặp vấn đề gì cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở Y tế uy tín.
Trên đây là một số cách giúp bé giảm được những triệu chứng ngạt mũi, khó thở cho bé để các mẹ tham khảo. Ba mẹ có thể đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại Mekhoeconthongminh.com. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội