Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Bú Mẹ Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trẻ sơ sinh không chịu bú sẽ rất dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu? Có giải pháp nào để khắc phục?
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ không chỉ khiến mẹ lo lắng rằng bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà trẻ bỏ bú còn khiến mẹ thấy vô cùng khó chịu vì sữa cứ tràn trề mà con không chịu bú. Nếu gặp phải tình huống ấy, mẹ đừng quá lo lắng, xem ngay giải pháp dưới đây mẹ nhé!
Tại sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ
Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ để có thể lựa chọn phương pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỏ bú.
Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ?
1. Do để trẻ bú ở tư thế không thoải mái
Với mỗi bé sẽ cảm thấy thoải mái ở tư thế cho bú khác nhau. Có những bé lại rất lành, có thể ngoan ngoãn ty mẹ ở bất kỳ tư thế nào nhưng có những bé lại chỉ chịu bú mẹ khi được cho bú ở tư thế thoải mái, có thể là tư thế nằm, tư thế, ngồi hay đứng... Mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ bú ở tư thế thích hợp để tránh khiến cho trẻ bị sặc sữa - nguyên nhân khiến bé sợ hãi, không chịu bú mẹ.
2. Mẹ ít tiếp xúc da với con
Có thể mẹ chưa biết rằng việc cho da mẹ tiếp xúc với da bé rồi mới cho con bú là một bước rất quan trọng. Khi được da tiếp da sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nó giống như việc tạo yếu tố kích thích trước để bé chuẩn bị sẵn sàng bú mẹ mà không quấy khóc.
3. Do mẹ ép trẻ bú quá nhiều
Nhiều mẹ hay lo sợ con sẽ bị đói nên cứ ép con bú nhiều hơn mỗi cữ bú hay cứ hễ thấy con khóc là lại cho bú mà không để ý rằng liệu trẻ có thực sự đói hay vì một lý do nào khác? Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, không thể chứa nhiều lượng sữa một lúc. Nếu trẻ bị ép bú quá nhiều sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là sợ hãi không chịu bú, đẩy vú ra và dần dần lười bú mẹ.
Bị ép bú quá nhiều khiến cho trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ
4. Mẹ cho con bú bình sớm và bú bình nhiều hơn bú mẹ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. Trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ cho bé dùng sữa ngoài sớm sẽ khiến bé có tâm lý "chê" sữa mẹ. Bên cạnh đó, khi mẹ cắt giảm việc cho bé bú cũng sẽ khiến cho lượng tiết sữa bên trong cơ thể mẹ cũng bị giảm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị mất sữa, trẻ bỏ bú mẹ, bị phụ thuộc vào bú bình hoàn toàn.
5. Do chất lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ
Vì lý do sức khỏe khiến cơ thể mẹ bị thay đổi nội tiết tố hay do chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo dẫn đến mùi vị, chất lượng sữa mẹ bị thay đổi, lượng sữa mẹ không đủ cho bé bú cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú.
6. Do bé gặp phải một số vấn đề về sức khỏe
Khi trẻ sơ sinh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, bị nhiễm trùng tai... sẽ cảm thấy khó chịu, không muốn bú mẹ. Mặt khác, sau 10-15 phút mà trẻ không chịu tiếp tục bú mẹ thì có thể đơn giản là vì bé đã cảm thấy no.
Hậu quả khi trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và vấn đề tâm lý của cả mẹ và bé.
Trẻ không bú đủ sữa mẹ sẽ khiến bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé cả về thể lực và trí lực, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh thông thường.
Còn với mẹ, khi con không chịu bú sẽ cảm thấy đau, tức ngực do sữa về quá nhiều. Nếu tình trạng trẻ bỏ bú kéo dài sẽ khiến mẹ giảm tiết sữa, tắc tia sữa...
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?
Câu hỏi đặt ra là mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh không chịu bú? Khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú thì dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể tham khảo để áp dụng.
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?
Thay đổi tư thế bú sữa
Khi thấy con không chịu bú mẹ hãy thử đổi tư thế cho con bú rồi quan sát phản ứng của con. Nếu sau khi thay đổi bé chịu bú và cũng không bị sặc sữa thì đó có thể là tư thế phù hợp với bé, mẹ lưu ý áp dụng cho những lần sau. Tuy nhiên, sở thích này có thể thay đổi theo thời gian nên mẹ cũng cần để ý theo dõi.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ bú, mẹ nên giảm thiểu các yếu tố bên ngoài có thể khiến bé mất tập trung, không chịu bú như âm thanh từ ti vi, điện thoại, tiếng động, hình ảnh xung quanh...
Tăng tiếp xúc da thịt với bé
Phương pháp này thực hiện khá đơn giản. Trước khi cho con bú, mẹ cởi áo và cho da bé và da mẹ tiếp xúc với nhau trước khi cho bú. Phương pháp này như để hình thành bản năng của trẻ: tìm đúng chỗ được cung cấp và có "thức ăn". Bên cạnh đó, khi được tiếp xúc da sẽ khiến trẻ cảm giác an toàn hơn, dễ chịu, có sự gắn bó giữa 2 mẹ con, bé cảm thấy an tâm và bú mẹ.
Cho con bú khi có nhu cầu
Mẹ chỉ nên cho con bú khi trẻ thật sự có nhu cầu mà không nên ép con bú chỉ vì sợ con bị đói. Hầu hết với mỗi trẻ sơ sinh đều được cho bú theo một thời gian biếu cố định trong ngày. Sẽ hoàn toàn bình thường nếu như có trẻ bú thật nhiều vào ban ngày nhưng lại có những trẻ chỉ bú nhiều vào ban đêm. Do đó, mẹ không nên ép con bú cho đủ cữ sữa mà nên dựa trên chế độ ăn - ngủ của bé cùng những "ngôn ngữ" riêng của con như bé sẽ quấy khóc đòi bú khi cảm thấy đói...
Thay đổi thói quen ăn uống của mẹ
Chính vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con nên mẹ cần có một chế độ ăn uống sau sinh đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm gây mùi như tỏi, đồ tanh, đồ uống có cồn... để đảm bảo cung cấp đủ nguồn sữa mẹ với chất lượng tốt nhất cho con.
Vệ sinh sạch sẽ đầu ty, bầu ngực
Việc duy trì thói quen vệ sinh núm ty, bầu ngực trước và sau mỗi lần cho con bú sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây mùi khó chịu. Mẹ có thể vệ sinh bằng cách dùng khăn mềm, sạch, nhúng vào nước ấm để lau ngực, đầu ty, đảm bảo sạch sẽ để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bú mẹ.
Hạn chế cho trẻ bú bình, uống sữa ngoài
Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vừa đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất quý giá có trong sữa mẹ, duy trì được nguồn sữa của mẹ cho bé bú lại vừa tạo sự gắn kết mối quan hệ me - con. Không nên cho trẻ bú bính, dùng sữa ngoài quá sớm.
Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa, sữa lỏng, không đủ sữa cũng như lượng dinh dưỡng trong sữa thì mẹ nên áp dụng các biện pháp khắc phục. Sử dụng viên uống lợi sữa để giúp tăng hấp thu, tăng chuyển hoá từ cơ thể mẹ vào sữa, nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ cho sự phát triển của bé.
Tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ sẽ nhanh chóng được khắc phục nếu tìm ra đúng nguyên nhân. Ngay cả khi điều này có thể gặp khó khăn, vất vả nhưng với sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử cao cả sẽ giúp mẹ và bé nhanh chóng vượt qua, giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường. Đừng quên truy cập Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày, cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ trở nên thật nhẹ nhàng, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội