Dấu Hiệu Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Sơ Sinh, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Dấu Hiệu Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Sơ Sinh, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bé có những biểu hiện sốt, đau tai hay chảy mủ, chảy dịch từ tai... liệu đây có phải là những dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em?

Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 

Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là một trong những bệnh khá phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhất là những trẻ từ 6-24 tháng tuổi). Đây là một bệnh lý nhiễm trùng ở tai, là tình trạng lớp niêm mạc lót trong tai giữa bị viêm nhiễm cấp tính gây ra dịch, mủ tích tụ trong tai giữa khiến trẻ có cảm giác đau đơn, phát sốt.

dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu bé bị viêm tai giữa, dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh, triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ em, em bé bị viêm tai giữa, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tai giữa có 3 giai đoạn: Xung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ: viêm màng não, liệt dây thần kinh số 7, ảnh hưởng đến khả năng nghe, nói, phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Vì sao trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ nhỏ sức đề kháng kém và cấu trúc tai còn chưa hoàn thiện. Vòi nhĩ (bộ phận kết nối giữa vùng tai với phần sau của mũi và họng giúp cân bằng áp lực) của trẻ sơ sinh còn ngắn và ngang hơn so với người trưởng thành nên tạo điều kiện vi khuẩn, dịch nhầy dễ xâm nhập vào tai giữa, bị tích tụ lại và gây ra viêm nhiễm.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

- Sốt, viêm mũi: Đây có thể được coi là những triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh mà trẻ có thể lên tới hơn 39 hoặc hơn 40 độ C. Đi kèm với sốt là trẻ có biểu hiện sổ mũi, chảy nước mũi... Các dấu hiệu này rất dễ nhầm lần với các chứng cảm cúm, sốt thông thường. Do đó, ba mẹ cần hết sức lưu ý đến các biểu hiện sức khỏe của trẻ.

- Đau tai: Trẻ bị đau tai, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai cũng có thể là dấu hiệu bệnh viêm tai giữa. Do dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Tuy nhiên, lỗ tai của bé rất nhỏ và hẹp, ba mẹ không thể tự kiểm tra được bằng mắt thường mà cần đến sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu bé bị viêm tai giữa, dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh, triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ em, em bé bị viêm tai giữa, hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

- Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc: Cảm giác đau đớn, khó chịu trong vành tai nhưng bé lại còn quá nhỏ, chưa biết diễn tả cảm giác khó chịu ấy với ba mẹ nên chỉ biết thể hiện bằng cảm giác khó chịu quấy khóc, ngủ trằn trọc, khó ngủ, chán ăn,....

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói hoặc tiêu chảy: Lúc này, nếu trẻ bị viêm tai giữa còn có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa, nôn chớ, tiêu chảy... Ba mẹ cần chú ý quan sát nếu thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa lại kèm xuất hiện dịch, chảy mủ ở tai thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.

- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài: Khi thấy tai trẻ đã bắt đầu xuất hiện mủ có nghĩ là bệnh đã chuyển đến giai đoạn nặng hơn. Cho đến khi tai chảy mủ thì các triệu chứng sốt cao sẽ giảm, hoạt động tiêu hóa của trẻ trở lại bình thường. Lúc này trẻ cũng ít quấy khóc hơn.

- Lúc này ba mẹ thường lầm tưởng là bệnh viêm tai giữa của trẻ đã tự khỏi nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Khi thấy có dịch mủ chảy ra từ trong tai bé, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

- Ngoài ra, còn một số dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ bị viêm tai giữa như: Trẻ kém phản ứng với âm thanh. Trẻ gặp phải triệu chứng đau tai, đau đầu, giảm thính lực tạm thời...

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa đều có thể tự khỏi trong 3-4 ngày ngay cả khi trẻ không trẻ không điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có hệ miễn dịch kém hay tai giữa bị nhiễm trùng là do các nguyên nhân khác không phải do vi khuẩn thì bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể có những diễn biến phức tạp hơn.

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm tại giữa, ba mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay áp dụng bất kì phương thức chữa trị nào mà cần phải đưa bé đến thăm khám và điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Khi chăm sóc, điều trị trẻ bị viêm tai giữa, ba mẹ cần chú ý:

  • Nếu trẻ bị sốt, cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để giúp cơ thể giải tỏa bớt nhiệt.,. Sau đó, lau người cho trẻ bằng nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra, làm mát cơ thể.
  • Nên cho trẻ bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng. Lưu khí khi cho trẻ bú cần nâng cao đầu để tránh tình trạng sữa chảy ngược vào vòi nhĩ khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
  • Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng, tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Nếu bố mẹ nhận thấy con trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay những triệu chứng nhiễm trùng liên quan đến tai mũi họng, hãy đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Có thể phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng các cách sau:

  • Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất dễ bị lây nhiễm, bị tấn công bới các loại vi khuẩn gây hại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác bị cảm lạnh, ốm, sốt...
  • Không để nước xâm nhập vào tai trẻ để hạn chế điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
  • Nên điều trị triệt để viêm mũi, ho, viêm họng ở trẻ sơ sinh để tránh các biến chứng viêm tai giữa 
  • Luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là tai, họng vào mùa đông
  • Tiêm vắc-xin ngừa phế cầu, ngừa cúm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng, phóng chống một số bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra…
  • Thường xuyên trò chuyện hàng ngày với bé để kích thích sự phát triển thính giác của con thông qua những lời rát ru, trò chuyện với bé, nghe nhạc…

Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ những dấu hiệu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cũng như cách phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa để ba mẹ có thể tham khảo, áp dụng. Ba mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại Mẹ Khỏe Con Thông Minh để cập nhật thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!