Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Chất Nhầy: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu khiến ba mẹ không khỏi lo lắng không biết có phải hệ tiêu hóa của bé có vấn đề hay còn vì lý do nào khác?
Đối với trẻ sơ sinh thì chẳng còn chuyện gì quan trọng bằng chuyện ăn ngủ mỗi ngày của con. Thậm chí thông qua việc quan sát hoạt động ăn uống, vệ sinh hàng ngày của trẻ ba mẹ cũng có thể đoán được phần nào tình trạng sức khỏe hiện tại của con.
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó khi phát hiện thấy trẻ đi ngoài ra chất nhầy, nặng mùi khiến ba mẹ vô cùng lo lắng không biết con có đang mắc bệnh gì nghiêm trọng không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy?
Phân của trẻ sơ sinh có nhiều màu sắc khác nhau, phản ánh về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé tới ba mẹ. Thường xuyên quan sát màu phân của trẻ cũng những biểu hiện của bé sẽ giúp mẹ nắm bắt và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Những nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài ra chất nhầy như sau:
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có chất nhầy do chưa tiêu hóa hết thức ăn
Khi đường ruột của trẻ chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa làm cho đường ruột của trẻ bị kích thích, trẻ đi ngoài ra phân lỏng, nhầy, sủi bọt.
Bé đi ngoài có nhầy do bị nhiễm Rotavirus
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có nhầy. Rotavirus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Rotavirus có khả năng gây ra bệnh viêm dạ dày, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột làm tổn thương lớp lót bên trong của ruột, khiến thức ăn không được hấp thụ. Dẫn đến tình trạng bé bị tiêu chảy nặng, phân nhầy có màu xanh lá cây hoặc nâu, kèm theo đó là sốt và nôn mửa trong vài ngày đầu.
Vì sao trẻ đi ngoài có chất nhầy?
Trẻ đi ngoài có chất nhầy do vi khuẩn có hại xâm nhập
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị các loại vi khuẩn có hại tấn công, nhất là khi trẻ sinh sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Khi trẻ bị các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập sẽ khiến cho bé bị tiêu chảy. Trẻ đi ngoài có nhầy đôi khi lẫn máu. Kèm theo đó là biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần trên ngày.
Đi ngoài có nhầy do các nguyên nhân khác
Ngoài ra bé bị đi ngoài có nhầy cũng có thể do không dung nạp thực phẩm và bị dị ứng. Hoặc do bé dùng thuốc kháng sinh, bị ngộ độc thực phẩm, thiếu enzyme hoặc bị cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra nhầy.
>>> Xem thêm:
- Trẻ Em Bị Nhiễm Trùng Đường Ruột: Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Và Phòng Tránh
- Trẻ Sơ Sinh Không Đi Ngoài, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Trẻ đi ngoài có chất nhầy có nguy hiểm không?
Khi trẻ đi ngoài có nhầy liên tục trong 1 khoảng thời gian, hay đi ngoài nhiều lần trong ngày thì rất có thể bé đã gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Ba mẹ cần quan sát kĩ tình trạng của bé cũng như những biểu hiện đi ngoài có chất nhầy kèm máu hay đi ngoài có dịch nhầy màu nâu... và đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng bât lợi xảy ra.
Cách chữa bé đi ngoài ra chất nhầy
Mẹ nên ăn bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau củ, sữa chua.. khi cho bé bú giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài có chất nhầy
Tình trạng bé đi ngoài có chất nhầy có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đó thì mới có thể áp dụng được phương pháp chữa trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
- Nếu nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy là do vấn đề tiêu hóa, bé chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa thì để khắc phục, mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
- Với những bé vẫn còn đang bú mẹ mà bị đi ngoài ra chất nhầy thì mẹ nên ăn bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau củ, sữa chua... Mẹ nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo chiên, rán, nhiều đường bởi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú.
- Cung cấp đủ nước và chất điện giải cho bé, nhất là sau mỗi lần đi ngoài để bù lại lượng nước đã mất đi.
Nếu bé đi ngoài nhiều hơn 12 giờ và có 1 trong các biểu hiện chuột rút, sốt, mất nước, đau bụng hoặc chảy máu thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Cách phòng ngừa trẻ đi ngoài ra chất nhầy
Để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy cũng như các vấn đề hay gặp phải ở hệ tiêu hóa ở trẻ. Ba mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đây vừa là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào lại vừa đảm bảo an toàn, vệ sinh, bổ sung kháng thể tăng cường miễn dịch cho bé.
- Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống nhất là khi đang cho con bú bở nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của mẹ.
- Trẻ từ 6 tháng bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tiệt trùng sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ cho bé ăn, bình sữa, núm ty, đồ chơi của bé.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn và sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ.
- Lau ti mẹ bằng khăn ấm trước và sau mỗi lần cho bé bú.
Trên đây là những thông tin chia sẻ đến ba mẹ về nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ đi ngoài có chất nhầy. Hi vọng ba mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc bé yêu tốt hơn. Đừng quên truy cập mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích tương tự về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé ba mẹ nhé!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội