Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng thường gặp. Cách ngăn ngừa và chữa cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt như thế nào? Trường hợp nào nấc cụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nấc cụt không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ khiến con cảm thấy rất khó chịu. Do đó, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại bị nấc cụt để mẹ có thể chủ động phòng tránh. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt dưới đây để giúp con nhanh khỏi.

Nấc cụt là gì? Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Nấc cụt là gì?

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không tự chủ từ cơ hoành, và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hức”, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

trẻ sơ sinh bị nấc cụt, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không, trẻ sơ sinh bị nấc cụt và ọc sữa, trẻ sơ sinh bị nấc cụt vì sao, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi ăn, trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, trẻ sơ sinh bị nấc liên tục, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú

Mặc dù nấc cụt không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng sẽ khiến trẻ thấy khó chịu, quấy khóc.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do những nguyên nhân nào?

Có những nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng này xảy ra khi bé có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Cơ vòng thực quản là bộ phận nằm giữa thực quản và dạ dày, có tác dụng ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Các tế bào thần kinh bị tác động bởi sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày dẫn đến làm rung cơ hoành và nấc cụt.

2. Con bú quá no

Khi mẹ cho bé bú quá no làm cho dạ dày của trẻ có khả năng sẽ to và dãn ra. Khoang bụng bị giãn nở đột ngột khiến cơ hoành bị co thắt, dẫn đến bị nấc cụt.

3. Nuốt nhiều khí vào bụng

Tư thế và cách co bú sai cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày. Khiến cho dạ dày của trẻ to, giãn ra và có thể trẻ sẽ bị nấc. 

Hay khi bé bú bình, trẻ sẽ dễ bị nuốt nhiều không khi hơn so với bú mẹ vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn. Khiến cho trẻ bị nấc. 

trẻ sơ sinh bị nấc cụt, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không, trẻ sơ sinh bị nấc cụt và ọc sữa, trẻ sơ sinh bị nấc cụt vì sao, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi ăn, trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, trẻ sơ sinh bị nấc liên tục, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú

Bé bú bình sẽ có nguy cơ nuốt không khí vào trong, dễ nấc hơn 

4. Nhiệt độ thay đổi đổi ngột

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể bé không được ủ ấm đủ không khí lạnh sẽ đi vào phổi gây lên hiện tượng nấc cụt. 

Mặt khác, nhiệt độ giảm đột ngột cũng khiến cho các cơ của bé bị co lại, trong đó có cơ hoành cũng là nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt.

5. Dị ứng

Rất có thể trẻ bị dị ứng với protein trong sữa công thức, sữa mẹ hoặc những thực phẩm do mẹ ăn dẫn đến viêm thực quản rồi bị nấc cụt.

6. Hít phải khí ô nhiễm

Vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn chưa được phát triển hoàn chỉnh, nên khi hít phải khói, không khí ô nhiễm, bé sẽ rất dễ bị ho. Ho quá nhiều sẽ khiến cơ hoành tổn thương dẫn đến nấc.

7. Nhiệt độ cơ thể giảm

Khi trẻ bị giảm nhiệt độ cơ thể, các cơ sẽ co lại, trong đó có cơ hoành, sẽ làm cho bé nấc cụt. 

Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị nấc cụt, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không, trẻ sơ sinh bị nấc cụt và ọc sữa, trẻ sơ sinh bị nấc cụt vì sao, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi ăn, trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, trẻ sơ sinh bị nấc liên tục, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú

Chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt dưới đây để giúp con nhanh khỏi.

- Cho bé bú sữa: Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi thì ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Trong thời gian này, nếu bé bị nấc mẹ nên cho bé bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ có thể từ từ cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

- Thay đổi tư thế bú của bé: Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bạn nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào.

- Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé: Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó bạn thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ trong 2-3 giây, lặp lại từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.

- Khóc: Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.

- Mật Ong: Chỉ cần một vài giọt mật ong cũng giúp cho bé hết nấc. Chú ý khi sử dụng vì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.

- Vỗ lưng: Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Giữ thẳng người bé, đặt cằm bé lên vai bạn rồi từ từ vuốt lưng xuôi xuống hoặc vỗ nhẹ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi bớt hơi trong dạ dày ra ngoài.

trẻ sơ sinh bị nấc cụt, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không, trẻ sơ sinh bị nấc cụt và ọc sữa, trẻ sơ sinh bị nấc cụt vì sao, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi ăn, trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, trẻ sơ sinh bị nấc liên tục, trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú

Vỗ lưng nhẹ giúp bé hết nấc cụt

Sau khi đã áp dụng những cách trên mà con vẫn chưa hết nấc kèm theo đó có những triệu chứng bất bình khác thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Cách ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

  • Để đề phòng trẻ bị nấc cụt, mẹ lưu ý không nên để trẻ bị đói quá mới cho ăn và cũng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no. Nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong thời gian ngắn hơn là nhồi nhét bé ăn một lần. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng dạ dày nghiêm trọng và cũng là nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt.
  • Cho bé bú đúng tư thế để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng.
  • Nếu bé bú bình nên sử dụng bình sữa an toàn có van chống sặc đảm bảo bé không bị nuốt phải quá nhiều không khí.
  • Khi cho con bú, bạn phải đảm bảo miệng bé ngậm kín toàn bộ núm vú.
  • Không được để bé ngủ khi đang bú bình. 
  • Khi bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió. Các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé. Nhiệt độ thay đổi làm co thắt cơ hoành hay phổi bị lạnh sẽ gây nên hiện tượng nấc cụt.
  • Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng, không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn.

Trên đây là chia sẻ những thông tin mẹ cần biết về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa nấc cụt ở trẻ em mà ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé yêu nhà mình tốt hơn! Mẹ Khỏe Con Thông Minh chúc ba mẹ thành công, con yêu mạnh khỏe, mau lớn!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!