Trẻ Nghiện Game Phải Làm Sao? Các Biện Pháp Giúp Trẻ Từ Bỏ Game

Trẻ Nghiện Game Phải Làm Sao? Các Biện Pháp Giúp Trẻ Từ Bỏ Game

Nghiện game chính là cơn ác mộng của tất cả các bậc phụ huynh. Bởi chúng có thể khiến trẻ mất ăn mất ngủ, sa sút học tập, thay đổi hành vi. Vậy khi trẻ nghiện game, ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ loại bỏ game ra cuộc sống? Bài viết sau sẽ giúp đỡ bạn nhé.

Trẻ nghiện game có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ nghiện game, ba mẹ cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp trẻ sớm từ bỏ game.

1. Như thế nào được coi là trẻ nghiện game?

Trẻ được coi là nghiệm game nếu trong suốt thời gian dài (ít nhất 12 tháng) trẻ có dấu hiệu bị mất kiểm soát khi chơi game. Trẻ dành quá nhiều thời gian để chơi game, dẫn đến xa rời việc học tập và những công việc, hoạt động thường ngày đáng ra phải làm, xa rời các mối quan hệ xã hội xung quanh. Trẻ nghiện game sẽ không kiểm soát được việc chơi game của mình dù biết rằng chúng đang làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

Nghiện game là một bệnh. Tổ chức y tế thế giới WHO đã phân loại những người nghiện game quá mức thuộc nhóm đối tượng có vấn đề về tâm thần. Theo đó, những người này ưu tiên chơi game hơn so với các hoạt động, sở thích khác trong cuộc sống và thời gian kéo dài tình trạng này hơn 1 năm:

  • Mất kiểm soát đối với việc chơi game. Ví dụ: Có nên chơi hay không, thời gian chơi như thế nào, khi nào thì dừng lại,…
  • Tăng mức độ ưu tiên dành cho việc chơi game hơn các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày.
  • Tiếp tục chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của các hậu quả tiêu cực.

Chơi game ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

trẻ nghiện game, trẻ nghiện game phải làm sao, giới trẻ nghiện game, trẻ em nghiện game online, giới trẻ nghiện game online, trẻ trâu nghiện game, người trẻ nghiện game, những đứa trẻ nghiện game, dấu hiệu trẻ nghiện game, cách dạy trẻ nghiện game

Trẻ được coi là nghiệm game nếu trong suốt thời gian dài trẻ có dấu hiệu mất kiểm soát khi chơi game

2. Biểu hiện của trẻ nghiện game

Các tiêu chuẩn chuẩn đoán trẻ nghiện game bao gồm: Mất kiểm soát khi chơi game, lo âu đau khổ rõ ràng khi không được chơi game, lơ đãng, tính tính thay đổi, không hòa đồng, lên cơi đòi sử dụng máy tính để chơi game, giảm giao tiếp với mọi người xung quanh, giảm khả năng làm việc và kết quả học tập sút kém.

3. Hậu quả của việc nghiện game

Theo bác sĩ Ngô Anh Vinh, khoa Sức Khỏe vị thành niên của Bệnh Viện Nhi Trung Ương cho biết: Hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game phải gánh chịu là rối loạn về tâm lý.

Khi nghiện game, trẻ chơi game liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng, trẻ không còn hứng thú với việc học tập và những hoạt động như trước đây nữa. Trẻ có thể mắc chứng trầm cảm, lo au, mất tự tin, dễ bị kích động,…

Bên cạnh đó, trẻ nghiện game còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này là do não trẻ bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là các trò chơi bạo lực. Điều này là rất có hại đối với sức khỏe và não bộ của trẻ, dẫn đến cơ thể bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng trên nếu kéo dài sẽ làm suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến tổn thương thần kinh.

Các bác sĩ cũng cho biết, không những sức khỏe thể chất bị tàn phá nghiêm trọng, trẻ nghiện game còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường về mặt tinh thần. Trẻ ít tham gia các hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người xung quanh dẫn đến trường hợp bị cô lập, cảm thấy cô đơn, mất bạn bè. Trẻ học giảm sút, chán học, bỏ học, thậm chí là bị lưu ban, đuổi học.

Ngoài ra, trẻ nghiện game còn dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Bởi một phần là do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game, một phần là do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Trẻ đam mê những trò chơi bạo lực thường trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Cuối cùng, nghiện game còn khiến trẻ dễ mắc chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi lâu ở 1 tư thế.

trẻ nghiện game, trẻ nghiện game phải làm sao, giới trẻ nghiện game, trẻ em nghiện game online, giới trẻ nghiện game online, trẻ trâu nghiện game, người trẻ nghiện game, những đứa trẻ nghiện game, dấu hiệu trẻ nghiện game, cách dạy trẻ nghiện game

Trẻ nghiện game có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là rối loạn tâm lý

4. Trẻ nghiện game phải làm sao?

Khi phát hiện ra con nghiện game, ba mẹ phải làm sao. Dưới đây là những mẹo hay giúp trẻ loại bỏ chứng chơi game:

Nói chuyện thẳng thắng với con

Ba mẹ hãy giải thích thẳng thắn cho con, game chỉ là một trò chơi giải trí, không phải là cuộc sống của chúng ta để cho trẻ nhận thức được rằng thành công trong thế giới game chỉ là ảo, không liên quan đến thành công ngoài đời thực. Thật đáng giá khi con kiếm được điểm cao trong cuộc sống thực, chứ không phải là trong thế giới ảo.

Xác định thời gian hợp lý để cho con chơi

Thời gian tốt nhát để cho bé chơi game mỗi ngày là 1 tiếng và những ngày cuối tuần thì có thể chơi từ 2 – 3 tiếng.

Đặt quy tắc cụ thể cho giới hạn thời gian chơi và chắc chắn điều đó

Ba mẹ hãy nói rõ cho con bạn biết: Con được phép chơi trong thời gian bao lâu và con phải đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh điều này. Thỉnh thoảng cho trẻ một chút ngoại lệ nếu trẻ có thành tích tốt trong học tập hoặc làm được điều gì đó tốt.

trẻ nghiện game, trẻ nghiện game phải làm sao, giới trẻ nghiện game, trẻ em nghiện game online, giới trẻ nghiện game online, trẻ trâu nghiện game, người trẻ nghiện game, những đứa trẻ nghiện game, dấu hiệu trẻ nghiện game, cách dạy trẻ nghiện game

Khi trẻ nghiện game ba mẹ nên đặt ra quy tắc cụ thể cho thời gian chơi và chắc chắn điều đó

Đưa ra các hình phạt cụ thể nếu không tuân thủ theo đúng nguyên tắc

Bạn có thể cấm con bạn chơi game 1 tuần nếu trẻ vượt quá giới hạn thời gian cho phép để trẻ biết sợ hơn và chơi đến điểm dừng.

Biến thời gian chơi game thành phần thưởng

Điều này có nghĩa là làm cho thời gian chơi game của bé phụ thuộc vào việc hoàn thành tốt một điều gì đó. Chẳng hạn: Con có thể chơi game nếu con làm tốt các bài tập về nhà, còn nếu không chỉ được phép chơi vào cuối tuần. Hoặc cho con chơi game khi con đã làm xong tất cả mọi việc.

Sử dụng công cụ để đặt giờ hoặc giới hạn thời gian chơi

Điều này bạn có thể thực hiện bằng cách cài đặt chế độ hen giờ ở máy tính hoặc điện thoại. Sau 1 tiếng thiết bị sẽ tự động ngắt.

Đặt máy chơi game hoặc máy tính nơi bạn có thể nhìn thấy

Việc làm này sẽ khiến bé biết rằng bạn đang theo dõi bé chơi game nên bé biết có nên chơi quá mức không.

Giới thiệu những điều thú vị khác mang lại sự thích thú cho bé

Những điều thú vị này bao gồm các hoạt động thể chất như: chơi thể thao, đạp xe, học chơi một loại nhạc cụ hoặc đi chơi với bạn bè,…

Làm cho bạn thoát khỏi tình trạng vượt quá giới hạn

Trong trường hợp xấu nhất, con bạn bị rối loạn chức năng thì ba mẹ nên cố gắng hạn chế chơi game của con lại, bạn có thể khóa trò chơi hoặc gỡ cài đặt khỏi máy tính khi con bạn nhận ra rằng chúng có thể sống mà không cần chơi game.

Với những trường hợp cực đơn, trẻ bị nghiện game nặng thì bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ nhi khoa để can thiệp sớm, dứt khoát nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!