Dạy Trẻ Cách Cầm Bút Đúng Để Viết Vừa Nhanh Vừa Đẹp
Cách cầm bút đúng là vấn đề luôn khiến các bậc phụ huynh quan tâm khi có con từ độ tuổi 4 – 5. Bởi đây là yếu tố giúp bé viết chữ đẹp và nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ nào còn chưa biết cách dạy con cầm bút đúng thì hãy tham khảo bài viết sau.
Muốn bé viết chữ nhanh, đẹp mà không gây hại đến sức khỏe thị lực và xương sống thì ba mẹ hãy hướng dẫn cách cầm bút đúng cho trẻ nhé.
1. Vì sao phải dạy trẻ cách cầm bút đúng khi mới đi học?
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhiều bậc phụ huynh muốn con mình sớm biết “đọc thông – viết thạo”. Tuy nhiên, hầu hết các bậc huynh lại quên đi những việc cơ bản, vì thành tích mà quên dạy trẻ cách cầm bút đúng khi mới đi học.
Nhiều giáo viên, nhà trường cũng vì chạy theo thành tích mà làm hỏng các kỹ năng cơ bản ban đầu của trẻ. Nhà trường chỉ chú tâm dạy cho bé bé đọc, bé viết mà bỏ quan cách dạy cho trẻ cầm bút đúng, ngồi đúng tư thế khi học.
Khi trẻ không biết cách cầm bút đúng sẽ khiến trẻ khó viết chữ đẹp hơn. Lâu dần hình thành thói quen cầm bút không đúng cách và rất khó để sửa chữa.
Ngược lại, nếu trẻ được hướng dẫn cầm bút đúng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ dễ dàng viết chữ đẹp hơn và không làm ảnh hưởng đến dáng ngồi và mắt trẻ khi có tư thế ngồi viết chuẩn. Hơn nữa, việc ngồi và cầm bút đúng tư thế cũng giúp bảo vệ cột sống của trẻ được lâu dài hơn.
Cách cầm bút đúng vừa giúp trẻ viết chữ nhanh, chữ đẹp vừa không gây hại đến thị lực và xương sống
2. Thời điểm nào nên bắt đầu dạy bé cầm bút?
Dạy bé cách cầm bút đúng sớm quá cũng không tốt mà muộn quá cũng không tốt. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để bắt đầu dạy bé cầm bút đúng.
Câu trả lời là khi bé đã bắt đầu đi học mẫu giáo và trước khi vào lớp 1, khoảng 4 – 5 tuổi.
3. Các quy tắc khi dạy bé cầm bút đúng
Quy tắc 3 ngón tay
Việc cầm bút đòi hỏi phải sử dụng 3 ngón tay, bao gồm: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ 2 bên thân bút, còn ngón giữa là đỡ lấy bút.
Dạy bé cầm bút đúng để không bị chai tay
Bước 1: Cách cầm bút không bị chai tay
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Trong đó, ngón cái giữ bên trái thân bút còn ngón trở đặt ở giữa thân bút, cách đầu ngòi bút khoảng 2cm.
- Ngón cái và ngón trỏ có vai trò điều hướng hướng đi của bút.
- Ngón tay giữa đặt ở bên phải để đỡ lấy bút. Bút được giữ trong tay bé ở mức độ vừa phải, không quá lỏng cũng như không quá chặt.
Bước 2: Để bút đúng hướng
- Sau khi bé đã biết cầm bút đúng cách, bé cần phải giữ cổ tay cho thẳng. Hướng đặt bút phải theo hướng ngồi và nghiêng với mặt giấy một góc 45 độ.
Hướng đặt bút phải theo hướng ngồi và nghiêng với mặt giấy 1 góc 45 độ
Bước 3: Để vở ở vị trí phù hợp
- Để viết chữ đứng, bé phải để vở ngay ngắn trước mặt. Còn nếu viết chữ nghiêng thì đặt hơi nghiêng sang trái so với mặt bàn khoảng 15 độ.
Bước 4: Điều khiển bút khi viết
- Dùng các ngón tay và cơ cổ tay để điều khiển bút khi viết. Hướng đưa bút là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cánh tay và cổ tay phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để di chuyển bút theo chiều ngang.
- Khi viết, tránh để bút ấn mạnh vào mặt giấy vì điều này khiến nét bút quá sâu, gây ra hiện tượng in mực từ mặt này sang mặt khác, thậm chí còn khiến rách giấy.
Bước 5: Di chuyển vở theo hướng viết
- Nếu bé viết chữ về bên phải, vở phải được dịch chuyển sang bên trái để bé nhìn thẳng vào nét chữ hơn, điều này mới khiến trẻ viết chữ đúng và đẹp hơn. Đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến thị lực, đốt sống cổ và cột sống cho bé.
Tư thế ngồi viết của bé
Ngoài cách dạy trẻ cầm bút đúng, ba mẹ phải chú ý đến tư thế ngồi đúng của bé giúp bé không bị mỏi và không làm ảnh hưởng đến cột sống, thị lực và tăng sự tập trung cho bé viết chữ đều và đẹp hơn.
- Tạo tư thế ngồi thẳng, thoải mái, không bị gò bó cho trẻ.
- Lưng thẳng không tì ngực vào bàn hay nằm rạp xuống bàn.
- Đầu hơi cúi, nghiêng sang cách.
- Khoảng cách từ mắt cho đến mặt vở là khoảng 25 – 30cm.
- Hai chân để thoải mái, rộng bằng vai, song song với nhau, tuyệt đối không được một chân co, một chân duỗi.
- Hai tay thoải mái, cánh tay và cổ tay đặt trên bàn. Tay phải cầm bút và tay trái đặt nhẹ lên mép vở để giữ vỡ không bị xê dịch khi viết.
Tư thế ngồi đúng của trẻ khi tập viết
4. Một số lưu ý khi dạy cách cầm bút đúng cho bé
- Cha mẹ nên làm mẫu về cách cầm bút cho bé để bé dễ hình dung và áp dụng hơn.
- Luôn bám sát việc cầm bút của con trong quá trình học để nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai và điều chỉnh kịp thời.
- Tránh quát mắng, de dọa hoặc đánh vào tay trẻ vì đánh mắng sẽ gây áp lực cho trẻ khiến trẻ cảm thấy áp lực và không muốn cầm bút viết. Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng, tận tình chỉ bảo cho trẻ. Luôn động viên bé cầm bút đúng và không ngần ngại dành những lời khen ngợi cho trẻ khi bé làm tốt.
- Cha mẹ nên tập viết cho bé theo mức độ khó dần. Đầu tiên là các nét cơ bản sau đó chuyển thành các chữ cái, chữ thường, chữ in hoa. Cuối cùng là viết thành câu từ hoàn chỉnh và đơn giản.
- Giữa các giờ luyện tập nên có thời gian ngắn để cho bé nghỉ ngơi vì bởi bé còn nhỏ nên lực tay yếu, chưa quen nên viết nhanh bị mỏi tay. Hơn nữa, bé đang trong độ tuổi hiếu động nên không thể tập trung quá lâu vào 1 việc, ba mẹ chỉ nên luyện viết cho con khoảng 1 tiếng/ngày và nên nghỉ giải lao giữa giờ từ 5 – 10 phút.
Trên đây là cách cầm bút đúng cho trẻ. Ba mẹ hãy tham khảo để dạy trẻ cầm bút đúng khi mới đi học giúp bé viết nhanh và đẹp hơn, không làm ảnh hưởng đến cột sống và tư thế ngồi của trẻ.
---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội