Cách Dạy Trẻ Biết Nghe Lời Răm Rắp Mà Không Cần Đòn Roi

Cách Dạy Trẻ Biết Nghe Lời Răm Rắp Mà Không Cần Đòn Roi

Khi muốn con nghe lời, các ông bố bà mẹ thường quát mắng, dọa nạt trẻ. Tuy nhiên, điều này chỉ càng khiến mọi chuyện trở nên thậm tệ hơn. Thay vào đó, ba mẹ nên học cách dạy trẻ biết nghe lời bằng các phương pháp dưới đây, đảm bảo bé sẽ ngoan và nghe lời răm rắp.

Trong quá trình nuôi con, chắc chắn bạn không thể tránh khỏi trường hợp trẻ bướng bỉnh, khó bảo. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là cách dạy trẻ biết nghe lời, ba mẹ hãy học hỏi và áp dụng nhé.

1. Tại sao trẻ lại không nghe lời?

Trước khi học cách dạy trẻ biết nghe lời, bạn cần phải tìm hiểu vì sao trẻ lại không nghe lời bạn. Vấn đề trẻ không lời bạn có rất nhiều nguyên nhân, đôi khi không phải là do trẻ bướng bỉnh mà là do nhiều yếu tố khách quan khác. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tích cực hơn.

  • Trẻ không nghe lời vì trẻ không thực sự nghe thấy bạn nói gì. Ở trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách lặp lại câu nói nhiều lần để cho trẻ nghe thấy. Còn nếu trẻ vẫn tiếp tục không nghe thấy và xảy ra liên tục, thường xuyên hơn, bạn cần cho trẻ đi kiểm tra về thính lực.
  • Trẻ không hiểu những gì bạn nói. Thông thường các bậc phụ huynh thường đưa ra những lời giải thích dài dòng về những gì bố mẹ muốn con làm mà quên đi rằng não của trẻ hoạt động khác với chúng ta. Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc đưa ra quá nhiều thông tin sẽ khiến trẻ không xử lý kịp. Trong trường hợp này, trẻ phớt lơ vì trẻ không hiểu mà thôi. Bố mẹ hãy cố gắng nói đơn giản, ngắn gọn và đủ ý để bé dễ dàng hiểu hơn.
  • Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn. Đôi khi bạn mong muốn trẻ làm một điều gì đó như bắt trẻ về nhà khi trẻ đang chơi với bạn, bắt trẻ đi ngủ khi còn sớm. Lúc này, trẻ thật sự chưa muốn chứ không phải ương bướng. Vì thế, thay vì quát nạt trẻ, ba mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu và cho trẻ thấy dược nếu làm theo lời ba mẹ con sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nếu sau khi loại bỏ được tất cả các nguyên nhân trên và bạn cũng đã cố gắng làm tất cả mọi điều phía trên mà con vẫn ương bướng, không chịu nghe lời thì bạn hãy bắt đầu học cách dạy con nghe lời khéo léo và nghiêm túc dưới đây.

cách dạy trẻ biết nghe lời, cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời

Trước khi học cách dạy trẻ nghe lời, ba mẹ phải biết vì sao trẻ không nghe lời

2. Cách dạy trẻ nghe lời không cần đòn roi

Kiên nhẫn lắng nghe, không tranh luận

Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời, ba mẹ không nên vội vàng cáu giận, lập tức tranh luận, đánh mắng trẻ. Bởi làm như vậy chỉ khiến tình hình trở nên thậm tệ hơn mà thôi.

Thay vào đó, ba mẹ nên lắng nghe và nói chuyện nhẹ nhàng với con. Trong quá trình nói chuyện thì hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ lại hành động như vậy. Ba mẹ nên nhớ, kiên trì chính là chìa khóa thành công giúp bạn kiểm soát tình hình.

Học cách thấu hiểu

Bạn phải hiểu rằng, khi trẻ nóng giận, trẻ sẽ không học được bất cứ điều gì. Thay vì giảng giải ngay lúc này, ba mẹ hãy đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh, giúp trẻ bình tĩnh lại, sau đó gần gũi và nói rõ vấn đề cho con hiểu.

cách dạy trẻ biết nghe lời, cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời

Học cách thấu hiểu chính là biện pháp giúp trẻ hiểu vấn đề và nghe lời hơn

Phớt lơ với những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Việc đáp ứng mọi yêu cầu của con chính là nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh và khó bảo hơn. Bởi khi việc này thành thói quen, nếu trẻ không đòi được, chúng sẽ la hét, tức giận.

Vì thế, việc phớt lo những yêu cầu không thỏa đáng của con sẽ là cách giúp bạn nuôi dạy con ngoan hơn, trị dứt dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu.

Động viên và khen ngợi con khi cần thiết

Thái độ và cách đối xử không đúng của người lớn sẽ là nguyên nhân hình thành tính ương bướng của trẻ.

Chính vì vậy, bố mẹ nên động viên, khen ngợi các hành vi tích cực hoặc có thể dành 1 phần quà nho nhỏ để khích lệ tinh thần trẻ, giúp trẻ có thêm động lực để phấn đấu.

Không cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có những tâm tư và sở thích riêng vì thế ba mẹ đừng cố bắt ép trẻ làm những điều bé không muốn. Nếu không bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.

Hãy để trẻ sống trong môi trường êm ấm, hạnh phúc

Trẻ thường học hỏi qua những hành vi ứng xử của bố mẹ hằng ngày. Vì thế, nếu nhìn thấy ba mẹ cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì bé cũng rất dễ dàng học theo.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bố mẹ bất hòa dẫn đến môi trường căng thẳng trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hành vi của trẻ.

Cho trẻ hiểu rõ hậu quả không nghe lời

Trước khi áp dụng 1 quy định nào dó, ba mẹ hãy nói cho bé biết về hình phạt như thế nào khi vi phạm. Áp dụng hình phạt sẽ giúp con hiểu được rằng khi con làm điều sai sẽ có một cái giá phải trả.

Gia tăng kết nối với con hằng ngày

Thay vì cho con xem tivi, điện thoại suốt ngày, ba mẹ hãy chơi cùng con, trò chuyện, thủ thỉ cùng con để khi bạn trở thành người bạn thân thiết của trẻ thì trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

cách dạy trẻ biết nghe lời, cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời, cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời

Gia tăng kết nối với bé sẽ giúp bé hợp tác với ba mẹ hơn

Không bao bọc trẻ quá mức

Dù trẻ còn rất nhỏ nhưng ba mẹ cũng nên dạy con biết cách tự lập, đừng vì xót xa con mà bao bọc quá mức. Phải để trẻ đương đầu với khó khăn thì đó mới là cách dạy con đúng cách.

Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ

Nếu trẻ không yêu cầu thì ba mẹ chỉ nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không bênh vực, không can thiệp, chỉ đứng làm trọng tài khách quan khi cần thiết. Có như thế, trẻ mới ít bướng bỉnh hơn.

Trên đây là cách dạy trẻ nghe lời mà không cần đòn roi. Thay vì quát nạt trẻ, ba mẹ hãy quan tâm, yêu thương và trở thành tấm gương sáng để cho con noi theo. Đó mới chính là cách dạy trẻ nghe lời hiệu quả nhất.

Chúc các bạn thành công.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!