Trẻ Chậm Nói Phải Làm Sao? Biện Pháp Giúp Trẻ Nhanh Biết Nói Hơn
Trẻ chậm nói phải làm sao đang là câu hỏi băn khoăn thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bởi tình trạng trẻ chậm nói ngày càng phổ biến và ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng nhất giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu và cảm xúc của mình.
Trẻ chậm nói phải làm sao? Nếu ba mẹ nào có con bị chậm nói và không biết làm thế nào để trẻ nhanh biết nói thì hãy tham khảo bài viết sau để có phương pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả giúp trẻ nhanh biết nói nhé.
1. Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ.
Trẻ chậm nói có 3 dạng:
- Trẻ chậm nói đơn thuần.
- Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ.
- Trẻ chậm nói do vấn đề ở cơ miệng lưỡi.
Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển thông thường
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói, ba mẹ hãy tham khảo để đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- 12 tháng: Không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.
- Trước 18 tháng: Chỉ thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói.
- 18 tháng: Khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.
- Trẻ 2 tuổi: Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.
- Sau 2 tuổi: Chỉ nói được một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng được ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn.
3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp, trẻ chậm nói là do tạm thời và có thể khắc phục dưới sự hỗ trợ và quan tâm của bố mẹ. Tuy nhiên, cũng có một vài nguyên nhân là do bệnh lý hoặc tâm lý khiến trẻ chậm nói hơn so với bình thường.
Do bệnh lý
Nếu trẻ không may gặp phải một số bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng hoặc các cơ quan giữ vai trờ chỉ huy ngôn ngữ như não có vấn đề thì cũng khiến trẻ chậm nói hơn so với bình thường.
Do tâm lý
Trong giai đoạn phát triển và nhận thức xung quang, nếu trẻ gặp phải cú sốc tâm lý lớn hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ cũng trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Trẻ bị tự kỷ
Trẻ bị chậm nói cũng có thể là biểu hiện của việc trẻ đang mắc hội chứng tự kỷ. Hội chứng này khiến trẻ không muốn giao tiếp và tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ trong các nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.
Trẻ chậm nói có thể là do tâm lý hoặc bệnh lý
4. Trẻ chậm nói phải làm sao? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trước tiên, cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con để can thiệp sớm. Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ của trẻ là:
- Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi.
- Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng lại mặc dù trẻ đã được 2 tháng tuổi.
- Trẻ thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi trẻ được 3 tháng tuổi.
- Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra khi trẻ được 4 tháng tuổi.
- Không biết tự cười mặc dù trẻ đã được 6 tháng tuổi.
- Không bập bẹ, ê a được từ nào khi được 8 tháng tuổi.
- Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
- Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở có chuyên môn về âm ngữ trị liệu gần nhất để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn.
5. Cách khắc phục trẻ chậm nói
Một số phương pháp dạy trẻ chậm nói dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng chắc chắn lại mang lại nhiều điều thú vị cho trẻ. Ba mẹ nên bắt đầu ngay nhé.
Buôn chuyện với trẻ nhiều hơn
Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện được thái độ nghe của trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy buôn chuyện với bé nhiều hơn, mọi lúc mọi nơi, kể cả khi lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ,…
Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Trẻ nhỏ thường phát âm không chuẩn, có thể nói ngọng, nói líu khi vừa mới bắt đầu. Bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ nói vì có thể khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn. Từ đó thành thói quen rất khó sửa.
Tạo môi trường cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứa
Với môi trường tiếp xúc nhiều người, bé sẽ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn hơn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Khi trẻ bị chậm nói, ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người để trẻ nhanh biết nói hơn
Hãy luôn trả lời bé
Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, cử chỉ, điều bộ cơ thể. Vì thế, bạn hãy trả lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó. Chẳng hạn: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, bạn hãy nhận lấy. Hoặc khuyến khích trẻ hành động để bé lấy được đồ mà mình thích. Đây là cách dạy trẻ chậm trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại được các chuyên gia đánh giá cao.
Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất
Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Do đó, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần phải nói chuyện thường xuyên với trẻ hơn, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Hoặc có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc tên các đồ vật đố.
Không gượng ép trẻ
Ba mẹ không nên ép trẻ nói nhưng cũng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con mà phải tập trung, chú ý để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những gì sắp tới.
Trên đây là những thông tin về trẻ chậm nói mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết trẻ chậm nói phải làm sao để giúp trẻ nhanh biết nói hơn, bắp kịp với đà phát triển.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội