Trẻ Mấy Tháng Biết Ngồi? Mẹo Hay Giúp Trẻ Nhanh Biết Ngồi?

Trẻ Mấy Tháng Biết Ngồi? Mẹo Hay Giúp Trẻ Nhanh Biết Ngồi?

Một trong những bước ngoặt của trẻ được ba mẹ mong chờ nhiều nhất là thời điểm trẻ biết ngồi. Vì thế, trẻ mấy tháng biết ngồi luôn là câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Từ xưa ông bà ta chỉ có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò mà đi” chứ không có câu trẻ mấy tháng biết ngồi. Vì thế, các bậc huynh rất quan tâm thắc mắc. Bài viết sau đâu sẽ giúp bạn giải đáp: Trẻ mấy tháng biết ngồi?

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều kiện để một em bé có thể ngồi vững là phần đầu và cơ cổ của bé phải mạnh mẽ, cứng cáp. Phần cơ cổ này bắt đầu phát triển dần dần từ khi bé mới sinh ra và mẹ có thể tăng cường chức năng cho cơ bắp bằng cách nâng đầu bé dậy khi cho bé nằm sấp.

Thông thường, mẹ có thể tập ngồi cho bé từ khi 4 – 7 tháng tuổi. Lúc này, bé đã biết lật và giữ cho đầu thẳng một cách thuần thục. Trước tháng thứ 8, hầu hết các bé đều biết ngồi vững trong vòng vài phút mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu, bé chưa thể ngồi thẳng và luôn bị nghiêng người về phía trước hoặc dùng 2 tay chống lên sàn nhà để giữ thăng bằng và bé cũng rất dễ bị ngã. Vì thế, cha mẹ cần phải hết sức quan sát và hỗ trợ con, đừng quên đặt những chiếc gối mềm xung quanh bé để bé tránh bị va đập.

trẻ mấy tháng biết ngồi, trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy, trẻ mấy tháng biết ngồi bò, trẻ mấy tháng biết ngồi vững, trẻ mấy tháng biết ngồi xe tròn, trẻ mấy tháng biết ngồi và bò, trẻ mấy tháng biết ngồi ghế ăn dặm, trẻ mấy tháng biết ngồi ghế xe máy, trẻ mấy tháng biết ngồi webtretho, bé mấy tháng biết ngồi vững

Thông thường, trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi là mẹ có thể tập ngồi cho bé

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang tập ngồi

  • Bé yêu của bạn sẽ sẵn sàng tập ngồi khi đầu của bé được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, cơ bắp của bé cũng trở nên rắn rỏi hơn.
  • Khi bé muốn ngồi, bé sẽ muốn đẩy mình lên khi nằm úp, đồng thời bé cũng học được cách tự lật mình và lăn tròn.
  • Em bé có thể tự ngồi trong một vài giây nếu bố mẹ đặt em bé ở tư thế ngồi, sau đó em bé tự ngã vật ra.
  • Dần dần khi được 7 – 9 tháng, trẻ sẽ có khả năng tự lăn theo cả 2 hướng, tự nâng tay và cả người mình lên. Cụ thể: Thay vì nằm một chỗ, trẻ sẽ thích ngồi và ngồi nhiều hơn. Song song với kỹ năng ngồi là kỹ năng bò, 2 kỹ năng này phát triển song song nhau cho đến khi trẻ học được cách đứng dậy và bước đi.

3. Làm thế nào để giúp trẻ nhanh biết ngồi?

Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều sẽ tự biết ngồi theo một quy luật phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, để bé phát triển tốt nhất, ba mẹ nên tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ tập ngồi thành công. Chẳng hạn:

  • Tập ngồi nhiều lần để giúp bé nhanh chóng ngồi thạo hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên hỗ trợ bé trong mọi lúc. Thay vào đó, bạn nên để một không gian riêng để bé tự do khám phá các chuyển động của cơ thể. Chính việc tự nâng cao thân mình, nâng cao đầu sẽ giúp bé tự nhận ra khả năng chống đỡ của mông và chân.
  • Để bé tập nằm sấp và chơi trên sàn nhà ít nhất là 2 – 3 lần/ngày. Điều này là rất có lợi cho bé tập ngồi, tập bò và lăn tròn. Ngoài ra, các bạn cũng nên đặt đồ chơi xung quanh bé để kích thích bé ngồi dậy, vươn ra và lấy chúng. Đồng thời, cũng không nên bận tâm quá trẻ mấy tháng biết ngồi và hồi thúc con tập ngồi bởi bé có thể tự tập luyện và tập ngồi một cách tự nhiên khi con đã sẵn sàng.
  • Đặt bé vào lòng để tập ngồi: Bạn có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi hoặc đặt bé trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn. Lưu ý: Đừng để lưng bé bị cong vẹo khi ngồi. Trong khi ngồi, mẹ có thể đọc truyện cho con nghe hoặc chơi các trò chơi vận động với bé.

4. Trẻ mấy tháng biết ngồi được xem là muộn?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy bé yêu nhà mình mãi mà không biết ngồi, trong khi đó con nhà hàng xóm cùng độ tuổi đã biết ngồi vững. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá vì mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau. Nếu bé nhà bạn đã được 4 tháng tuổi mà vẫn không giữ đầu lên được hoặc không thể dùng tay chống đỡ hoặc bước sang tháng thứ 9 vẫn không ngồi được thì bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi. Bởi đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, cũng có một số biểu hiện trong quá trình phát triển của bé, mẹ cần chú ý:

  • Tay chân bé mềm hoặc cứng hơn bình thường.
  • Các chuyển động, động tác của bé yêu.
  • Khả năng nâng và giữ đầu kém.
  • Ít khi với các loại đồ vật, không cầm hoặc đưa các đồ vật vào miệng.

trẻ mấy tháng biết ngồi, trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy, trẻ mấy tháng biết ngồi bò, trẻ mấy tháng biết ngồi vững, trẻ mấy tháng biết ngồi xe tròn, trẻ mấy tháng biết ngồi và bò, trẻ mấy tháng biết ngồi ghế ăn dặm, trẻ mấy tháng biết ngồi ghế xe máy, trẻ mấy tháng biết ngồi webtretho, bé mấy tháng biết ngồi vững

Bước sang thứ 9 mà trẻ vẫn không ngồi được thì được xem là ngồi muộn

5. Một số lưu ý cho bé khi tập ngồi

  • Nếu tập ngồi quá sớm cho bé sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của kỹ năng khác. Do đó, tốt nhất là bạn nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất hoặc chỉ khi có dấu hiệu tập ngồi thì bạn mới nên tập ngồi cho bé.
  • Trong quá trình tập ngồi cho bé, ba mẹ phải luôn theo sát bé để hỗ trợ bé, tránh tình trường hợp bé bị ngã và phải đảm bảo xung quanh bé được an toàn, không có các vật dụng nguy hiểm như: ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,...vì rất có thể trẻ sẽ với tay và chạm vào chúng.
  • Dùng gối, mền, lót thảm mềm bao xung quanh bé để nếu chẳng may bé bị ngã cũng không làm ảnh hưởng đến cơ thể của bé.
  • Trong quá trình tập ngồi, bạn cũng không nên để bé phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm hỗ trợ tập ngồi vì những sản phẩm này sẽ làm bé trở nên lườí hơn vì không phải nổ lực nhiều mà bé vẫn ngồi được.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã có lời giải đáp cho cảu hỏi: “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” rồi phải không? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào sự phát triển của từng bé. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì phải đến gặp bác sĩ ngay để hỗ trợ kịp thời.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!