Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Cầm Tiêu Chảy, Nhanh Khỏi Bệnh?
Tiêu chảy là tình trạng mà trẻ hay gặp phải khi mắc các vấn đề về đường ruột. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm hiểu nhé.
Chắc hẳn, mẹ nào cũng lo lắng khi thấy con bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá, hãy cùng tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi hơn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
1. Trẻ bị tiêu chảy là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Trong đó, phổ biến là các nguyên nhân sau:
Do nhiễm trùng
Có nhiều loại nhiễm trùng gây nên tình trạng tiêu chảy ở bé như: nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng do thực vật ký sinh,…Đa phần nhiễm trùng xảy ra là do bé ăn phải các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân của người bẹnh.
Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng sẽ có các biểu hiện như: đi ngoài nhiều lần trong ngày, buồn nôn, cảm lạnh.
Dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Khi cơ thể phản ứng lại với protein vô hại trong thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Các bé thường có phản ứng với protein có trong sữa, đậu nành, đậu phọng, cá, các loại động vật có vỏ như: tôm, cua,…hoặc không dung nạp các loại đường như: lactose, fructoser, glucose-galactose trong các loại sữa và trái cây. Vì thế, khi chế biến thức ăn cho con nhỏ, bạn cần phải chế biến kỹ hơn để đảm bảo an toàn cho bé.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là 1 nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không phải cứ cho con ăn thật nhiều sẽ thật tốt. Việc cung cấp dồn dập các dưỡng chất sẽ khiến chức năng đường ruột bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự co thắt của nhu động, khiến trẻ đi ngoài nhiều lần.
Dùng thuốc kháng sinh
Tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến trong những đợt cấp tính, dưới 1 tuần. Vì thế, nếu thấy trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể bé đang mắc một trong những bệnh lý như: viêm tắc ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường hô hấp,…
Trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý,...
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy thường có dấu hiệu sớm như: kém ăn, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, buồn nôn,…Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi bé đi ngoài dạng phân lỏng hoặc phân nước. Thời điểm này, mẹ chú ý quan sát để phát hiện các dấu hiệu mất nước cho bé.
- Giai đoạn chưa mất nước: Bé vẫn tỉnh táo, không khát nước, da dẻ vẫn mịn màng.
- Giai đoạn mất nước: Bé thường quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng, da nhãn.
- Khi bị mất nước: Hôn mê, không uống được nước, tay chân lạnh, thóp lõm, da nhãn.
Khi bị tiêu chảy, quá trình hấp thụ thức ăn giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua đường ruột 60%. Bé trở nên biếng ăn, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ bị sụt cân. Trường hợp bệnh nặng, không điều trị kịp thời còn xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, thậm chí là tử vong.
3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ dưới 6 tháng
Với trẻ bú sữa mẹ
Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả nhất. Bạn nên cho bé bú như bình thường và tăng số lần bú lên. Bởi trong sữa mẹ có đường Lactose nên trẻ vẫn hấp thụ tốt kể cả bị tiêu chảy. Mặt khác, sữa mẹ còn phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng như giúp trẻ bù lại lượng nước mất đi do tiêu chảy.
Lúc này, mẹ cần tập trung bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết trong bữa ăn của mình là: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất đẻ nguồn sữa đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé, làm giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Với trẻ uống sữa công thức
Với trẻ uống sữa công thức, bạn vẫn cho trẻ uống sữa bột mà trẻ đang dùng. Tuy nhiên, các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày và vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho bé. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 3 tiếng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý pha loãng sữa hơn so với bình thường. Cụ thể: Lượng nước giữ nguyên nhưng giảm 1 nửa lượng sữa. Và khi cho bé ăn sữa, bạn nên cho bé uống từng ít một để việc tiêu hóa được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng bị tiêu chảy
Trẻ trên 6 tháng
Trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn dặm. Những bé lớn hơn 2 tuổi thì có chế độ ăn tương tự như người lớn. Vì thế, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Gạo: Gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên dễ tiêu hóa cũng như thúc đẩy các loại thức ăn khác được tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể rang lên sau đó lấy nước cho trẻ uống hoặc nấu thành cháo, bột.
- Các loại rau củ: Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt sẽ bổ sung các loại chất xơ, kali cho bé.
- Các loại thịt: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò,…sẽ cung cấp protein để cơ thể bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi bị tiêu chảy.
- Sữa chua, sữa đậu nành,…: Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên có chứa men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy. Chúng sẽ hỗ trợ bổ sung các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.
- Không bỏ qua chất béo: Tuy nhiên, thay vì sử dụng dầu mỡ, mẹ nên lựa chọn những loại dầu thực vật như: dầu lạc, dầu vừng,…để thêm vào bữa ăn giúp trẻ có đủ năng lượng.
- Nên ăn gừng: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gừng bởi gừng có tính nóng, vị cay, ăn vào sẽ làm ấm bụng, kích thích nhu động ruột, giúp việc vận chuyển thức ăn được đẩy mạnh hơn, dễ tiêu hóa mà không làm trẻ bị đau bụng.
- Uống nước chanh không đường: Uống nước chanh không đường sẽ giúp trẻ bù lại lượng nước đã mất, cung cấp chất điện giải và calo cho bé. Tuy nhiên, nước chanh chỉ phù hợp với trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus.
- Các loại quả như: Chuối, táo ổi, hồng xiêm sẽ bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết đối với cơ thể. Đồng thời, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, loại bỏ những chất thải, giảm tiêu chảy..
- Bổ sung nước cho trẻ: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ càng phải cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Các loại nước tốt cho trẻ bị tiêu chảy là: nước dứa, oresol, nước cháo loãng.
Các loại thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy: gạo, thịt nạc, sữa có
4. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng gì?
Để bệnh nhanh khỏi, bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm tốt thì trẻ bị tiêu chảy cũng nên kiêng những loại thực phẩm sau:
- Đường và các loại đồ ăn có chứa nhiều đường: Những loại thực phẩm có đường nhân tạo như bánh kẹo, nước giải khát, siro, mứt,… sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu nước trong lòng ruột khiến tình trạng tiêu chảy trở nên thậm tệ hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo, chiên xào cũng khiến bé khó tiêu hơn, co thắt ruột, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì chúng ta nên hạn chế chất béo chứ không phải bỏ qua chúng trong thwucj đơn của trẻ.
- Sữa và các chế phẩm của sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc bổ sung sữa vẫn là điều cần thiết nhưng bạn phải lưu ý về số lượng bữa ăn và mức ăn như đã đề cập ở trên. Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy bạn nên ưu tiên bổ sung các nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng từ tự nhiên hơn.
- Cá, tôm và các loại thủy sản: Đây là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đi ngoài khi ăn. Với những trẻ bị tiêu chảy, lúc này hệ tiêu hóa đang yếu hơn bình thường nên ăn những đồ này, bụng có thể sẽ không quen hoặc phản ứng lại, gây tiêu chảy nặng hơn.
- Thực phẩm đồ hộp, đồ ăn nhanh: Đây không phải là chọn tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Bởi bạn sẽ khó có thể đảm bảo về độ an toàn của chúng. Thêm nữa trẻ có thể gặp phải tình trạng khó tiêu khi ăn những thực phẩm này.
- Không dùng những loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như măng, rau cần, ngô, đỗ: Các loại thực phẩm này vừa khó tiêu hóa, lại vừa không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ bị tiêu chảy.
- Một số loại rau có tính nhớt như: rau mồng tơi, rau đay, mướp,…: Những loại rau này sẽ kích thích ruột nhu động hoạt động mạnh hơn, đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Vì thế, cho trẻ ăn những loại ra này sẽ có tác dụng ngược lại, khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ thêm tệ hơn.
Trên đây là những thông tin trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp mẹ xây dựng được mẫu thực đơn tốt cho trẻ bị tiêu chảy, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội