Mẫu Thực Đơn Lý Tưởng Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Mẫu Thực Đơn Lý Tưởng Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, nếu ăn uống không hợp lý, cả mẹ và con sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, bài viết hôm nay, mekhoeconthongminh.com sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mà vẫn chưa biết ăn gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì hãy cùng tham khảo mẫu thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ dưới đây nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Bệnh thường xảy ra từ tháng 4 của thai kỳ trở đi và tự khỏi sau khi sinh được 6 tuần.

Vậy làm thế nào để biết được thai phụ có bị mắc bệnh tiểu đường không? Mẹ chỉ cần làm xét nghiệm nghiệm máu và xác định chỉ số đường huyết trong máu là biết nhé. Nếu bị tiểu đường thì sẽ có 2 chỉ số sau:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %.
  • Đường huyết 2h sau khi uống 75g đường ≥ 140mg%.

thực đơn chỉ tiết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ an gì để con tăng cân, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, chế độ an sau sinh cho người tiểu đường thai kỳ, độ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể

2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Tăng cân nhiều. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường tăng từ 20kg trở lên, đa phần là thai to và đa ối.
  • Em bé sinh ra có thể nặng trên 4kg nên rất có thể mẹ phải sinh mổ.
  • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nên dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm trùng viêm bể thận, viêm thận, thậm chí là băng huyết sau sinh.
  • Nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng xảy thai hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Ảnh hưởng đối với thai nhi

  • Thai nhi có thể bị biến dạng, dị tật bẩm sinh về cơ hay thần kinh.
  • Kích thước thai to nên dễ bị gãy xương, gặp sang chấn khi sinh.
  • Tăng tỉ lệ tử vong sau sinh trong những tuần đầu tiên từ 2 – 5 lần so với bình thường.
  • Bé dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị tiểu đường di truyền.

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các bạn cần xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

3. Vì sao nên xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ?

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

Giữ mức đường huyết ổn định

Lượng đường huyết quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, nếu kiểm soát đường huyết tốt, mẹ sẽ sinh hoạt bình thường, sức khỏe ổn định, vượt cạn thành công.

Bảo vệ tim mạch

Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ còn giúp mẹ đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường là các loại thực phẩm ít chất béo, ít đường bột, giàu chất xơ nên kiểm soát cân nặng và huyết áp tốt, giúp hệ tim mạch của mẹ luôn được khỏe mạnh, ổn định.

Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu có chế độ ăn uống hợp lý với lượng thức ăn vừa phải, đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể mẹ bầu sẽ kiểm soát tốt lượng huyết, tránh được cảm giác đói, thèm ăn vặt. Nhờ vậy bạn sẽ luôn duy trì được cân nặng hợp lý.

Ngăn chặn biến chứng

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: sảy thai, thai chết lưu, đa ối,…Vì thế, nếu xây dựng được thực đơn khoa học, hợp lý, kiểm soát lượng đường tốt sẽ ngăn ngừa được các biến chứng do đái tháo đường gây nên.

Tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu duy trì lượng đường trong máu ổn định, đảm bảo mẹ bầu có một cuộc sống bình thường, sức khỏe tốt, tinh thần toải mái.

thực đơn chỉ tiết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ an gì để con tăng cân, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, chế độ an sau sinh cho người tiểu đường thai kỳ, độ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường sẽ giúp mẹ bầu duy trì lượng đường ổn định trong máu

4. Xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Bữa sáng lành mạnh

Bữa sáng có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì bạn chỉ nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp nhưng vẫn giàu protein như: ngũ cốc nguyên cám, bánh mì ăn kèm với thực phẩm giàu protein,…

Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày

Bình thường, ngày ăn 3 bữa. Nhưng với bà bầu, bạn nên bổ sung thêm 2 – 3 bữa phụ nữa, để giúp lượng đường trong máu đượng ổn định suốt cả ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ có chỉ số GI thấp

Những loại thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số GI thấp sẽ phù hợp với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vì chúng không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Ăn nhiều rau củ quả

Thực đơn của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là phải có rau, quả. Nên ăn quả vào bữa sáng và ăn rau vào các bữa ăn chính.

Không bỏ bữa

Bà bầu tuyệt đối không được bỏ bữa. Vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Khi cơ thể không được tiếp thu đường để chuyển hóa thành năng lượng, chúng sẽ dùng lượng đường có sẵn trong cơ thể, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và mệt mỏi.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường

Những loại đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, nước uống có gas,…sẽ không tốt cho bà bầu bị tiểu đường. Để giảm lượng đường trong máu, bà bầu nên pha nước ép trái cây loãng để uống hoặc dùng những loại thực phẩm có thành phần đường thấp.

Cắt giảm những thực phẩm có chất béo bão hòa

Mẹ bầu chỉ nên dùng những loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu olive, dầu hướng dương hoặc các loại hạt thôi nhé.

5. Mẫu thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 

Bữa sáng

Bữa phụ sáng

Bữa trưa

Bữa phụ chiều

Bữa tối

Bữa phụ tối

Thứ 2

1 bát phở gà

140ml sữa dành cho người bị tiểu đường

1 chén cơm

Canh bí đỏ thịt nạc

Chả trứng

Salad dưa leo, cà chua

1 miếng dưa hấu tráng miệng

1 cái bánh flan nhỏ

1 chén cơm

Canh cải soong nấu tôm

Thịt sốt cà chua đậu hũ

Dưa cải, dưa giá

3 trái táo ta nhỏ

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Thứ 3

1 đĩa há cảo vừa

1 quả quýt

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 chén cơm

Canh măng chua cá hồi

Thịt kho trứng

Rau muống luộc

½ quả lê tráng miệng

1 bánh flan nhỏ

1 chén cơm

Canh cải soong nấu tôm

Thịt sốt cà chua đậu hũ

Dưa cải, dưa giá

3 trái táo ta nhỏ

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Thứ 4

1 tô bánh canh thịt heo

Vài quả nho

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 chén cơm

Canh bầu nấu tôm

Thịt xíu mại

Salad rau càng cua trộn dầu dấm

1 trái sapoche

2 cái bánh bích quy

1 chén cơm

Canh cải xanh thịt nạc

Gà nấu nấm

1 miếng thanh long

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Thứ 5

1 cái bánh mì nhỏ ăn kèm với 1 quả trứng rán

50g mãng cầu xiêm

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 tô bún mọc vừa

1 cái bánh su kem nhỏ

Nửa cái bắp cải luộc

1 chén cơm

Canh bắp cải thịt băm

Cá hú kho thơm

100g rau lang luộc

4 quả chôm chôm

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Thứ 6

1 tô phở gà

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 chén cơm

Canh cua mồng tơi

Tôm rang

2 trái hồng vừa

1 hũ sữa chua không đường

1 chén cơm

1 bát canh bí đao nấu với thịt nạc

Khổ qua xào trứng

½ trái táo

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Thứ 7

1 đĩa bánh cuốn

60g dứa

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 tô hủ tiếu bò kho

150g dưa hấu

1 chiếc bánh flan nhỏ

1 chén cơm

Canh đậu hẹ thịt

Mực nhồi thịt sốt cà chua

Bông cải xào tỏi

½ quả ổi

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Chủ Nhật

1 chén cháo đậu đỏ

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường

1 tô hủ tiếu bò

100g dưa lê

1 chén cơm

Canh khổ qua nhồi thịt

Cá chép chưng tương

1 miếng thanh long

230ml sữa đậu nành dành cho người bị tiểu đường

Trên đây là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được thực đơn khoa học, hợp lý, giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 
 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!