Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Cao Huyết Áp, Mẹ Chớ Bỏ Qua

Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Cao Huyết Áp, Mẹ Chớ Bỏ Qua

Tăng huyết áp do mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tiền sản giật. Vì thế, chị em cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày để hạ huyết áp một cách hiệu quả.

Khi bị tăng huyết áp do mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng lo lắng, không biết ăn gì để vừa đủ chất nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi vừa cải thiện bệnh cao huyết áp của mình. Bài viết sau sẽ giúp bạn lên thực đơn cho bà bầu bị cao huyết cao.

1. Tăng huyết áp khi mang thai là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp của mẹ bầu tăng cao trong thời gian mang thai. Cụ thể huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg hoặc  huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg.

tăng huyết áp do mang thai, cách giảm huyết áp cao khi mang thai, thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, uống thuốc huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không, chế độ ăn cho bà bầu huyết áp cao, huyết áp cao khi mang thai tháng cuối, thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ mang thai, cách ổn định huyết áp cho bà bầu, bà bầu huyết áp 130 80 có cao không, thực đơn cho bà bầu cao huyết áp, thực phẩm giúp bà bầu hạ huyết áp, ăn gì để tăng huyết áp cho bà bầu, mẹ bầu cao huyết áp nên ăn gì, bầu cao huyết áp nên ăn gì, cao huyết áp thai kỳ nên ăn gì

Bà bầu bị cao huyết áp là chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg

2. Triệu chứng của tăng huyết áp do mang thai

Biểu hiện tăng huyết áp do mang thai của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Huyết áp tăng cao.
  • Có protein trong nước tiểu.
  • Sưng, phù nề tay chân.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Thay đổi thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày.
  • Đi tiểu với một lượng nhỏ.

3. Bà bầu bị cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, bà bầu bị cao huyết áp khi mang thai mà được kiểm soát tốt thì em bé sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường. Trường hợp ngược lại, nếu ở mức độ nặng và bệnh không xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tăng huyết áp do mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cũng ít hơn khiến thai nhi chậm phát triển, sinh non, nhau bong non hoặc thai chết lưu,…

Bản thân bà bầu bị cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não.

4. Thực đơn nên ăn cho bà bầu bị cao huyết áp

Mặc dù bị cao huyết áp nhưng mẹ bầu vẫn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn những loại thực phẩm giữ huyết áp trong ngưỡng an toàn. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị cao huyết áp, bạn nên tham khảo.

Thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc thực vật

Người bị cao huyết áp thường hay bị hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể nên cần bổ sung một lượng đạm lớn.

Tuy nhiên với bà bầu, bạn chỉ nên bổ sung những loại đạm có nguồn gốc từ thực vật bởi chúng vừa lành tính vừa không gây cảm giác đầy bụng khó tiêu.

Một số loại thực phẩm chứa loại đạm này là: đậu tương, các sản phẩm của đậu tương,…

tăng huyết áp do mang thai, cách giảm huyết áp cao khi mang thai, thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, uống thuốc huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không, chế độ ăn cho bà bầu huyết áp cao, huyết áp cao khi mang thai tháng cuối, thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ mang thai, cách ổn định huyết áp cho bà bầu, bà bầu huyết áp 130 80 có cao không, thực đơn cho bà bầu cao huyết áp, thực phẩm giúp bà bầu hạ huyết áp, ăn gì để tăng huyết áp cho bà bầu, mẹ bầu cao huyết áp nên ăn gì, bầu cao huyết áp nên ăn gì, cao huyết áp thai kỳ nên ăn gì

Bà bầu bị cao huyết áp nên bổ sung các loại đạm có nguồn gốc từ thực vật thay vì từ động vật

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật

Chất béo cũng là nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu. Thế nhưng, thay vì bổ sung chất béo từ động vật, bà bầu bị cao huyết áp nên bổ sung chất béo từ thực vật như: đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…để tốt cho sức khỏe hơn.

Thực phẩm chứa chất bột đường

Nhiều người nhầm tưởng đường và chất bột đường là một. Tuy nhiên, đây là hai nhóm thực phẩm hoàn toàn khác nhau và công dụng khác nhau. Chất bột đường thuộc nhóm thực phẩm cho người bị cao huyết áp, còn đường lại tốt cho người bị huyết áp thấp. Vậy nên, các bạn chớ nhầm tưởng.

Nhóm thực phẩm chứa bột đường nhiều là: ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bột mì,…

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E cùng các nguyên tố vi lượng

Bà bầu bị cao huyết áp cần bổ sung nhóm thực phẩm chứ nhiều vitamin A, C, E cùng các nguyên tố vi lượng như: sắt, crom, flo, coban, đồng, kẽm, mangan,…để giữ huyết áp trong ngưỡng an toàn.

Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung các loại rau củ quả chứa nhiều các dưỡng chất này như: cà rốt, hành tây, cà chua, cần tây, dưa hấu, chuối tiêu, dưa chuột, lê, cam, bưởi,…

5. Thực đơn không nên ăn cho bà bầu bị cao huyết áp

Đi cùng với những loại thực phẩm nên ăn, bà bầu cũng cần phải kiêng một số loại thực phẩm khi bị tăng huyết áp do mang thai.

Không ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường

Đường chỉ tốt với những bà bầu bị huyết áp thấp. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp thì nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh ngọt, trái cây quá ngọt, bánh kem,…Bởi chúng khiến huyết áp của mẹ tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.

tăng huyết áp do mang thai, cách giảm huyết áp cao khi mang thai, thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, uống thuốc huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không, chế độ ăn cho bà bầu huyết áp cao, huyết áp cao khi mang thai tháng cuối, thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ mang thai, cách ổn định huyết áp cho bà bầu, bà bầu huyết áp 130 80 có cao không, thực đơn cho bà bầu cao huyết áp, thực phẩm giúp bà bầu hạ huyết áp, ăn gì để tăng huyết áp cho bà bầu, mẹ bầu cao huyết áp nên ăn gì, bầu cao huyết áp nên ăn gì, cao huyết áp thai kỳ nên ăn gì

Bà bầu bị cao huyết áp không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường

Không ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật không chỉ làm hệ tiêu hóa của mẹ khó tiêu hơn mà còn làm tăng cholesterol trong máu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì thế, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, phủ tạng.

Sử dụng ít muối và giảm ăn mặn

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, bạn nên hạn chế sử dụng muối, chỉ cần duy trì ở mức 6g/ngày và nếu mẹ bầu gặp phải hiện tượng: sưng phù, suy tim,…thì sử dụng 2 – 4 g/ngày.

Giảm uống rượu, nước ngọt, cafe, chè đặc

Thực tế: rượu, nước ngọt, cafe, chè đặc đã không tốt cho sức khỏe và chúng lại càng không tốt hơn với mẹ bầu bị cao huyết áp. Vì thế, thay vì uống những loại nước này, mẹ nên tăng cường uống nước lọc, nước ép trái cây hay sữa bầu,…

Trên đây là những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn cho bà bầu bị cao huyết áp. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể xây dựng được thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp một cách khoa học, hợp lý, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!