Mẹo Hay Giúp Bà Bầu “đập Tan” Các Triệu Chứng Huyết Áp Thấp
So với huyết áp cao thì huyết áp thấp không nguy hiểm bằng. Tuy nhiên, bà bầu bị huyết áp thấp thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn nên khiến mẹ bầu rất lo lắng.
Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi làm ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, khiến bà bầu bị huyết áp thấp. Vậy điều này có nguy hiểm không, có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60mmHg. Tức là chỉ số huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 90mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 60mmHg khi đo được ở trạng thái cơ thể nghỉ ngơi.
2. Bà bầu có chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Khi mang thai, huyết áp là một biểu hiện giúp bạn nhận biết sức khỏe của mẹ và bé. Huyết áp thấp hay cao hơn bình thường đều không tốt, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu.
Theo hiệp hội tim mạch của Hoa Kỳ, chỉ số huyết áp bình thường của người lớn là 120/80mmHg. Dưới mức này được xem là huyết áp thấp. Riêng đối với phụ nữ mang thai, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg mới được gọi là huyết áp thấp.
Trong 2 tháng đầu, huyết áp của mẹ bầu có thể giảm. Từ tháng thứ 3 trở đi, huyết áp tăng trở lại. Bác sĩ có thể dựa vào chỉ số huyết áp này để chuẩn đoán các biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai.
Trong 2 tháng đầu, bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp nên bạn phải cẩn trọng
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị huyết áp thấp
Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi để thích nghi với việc có em bé. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng hơn so với mức bình thường. Đây chính là “thủ phạm” lớn nhất gây nên tình trạng tụt huyết áp của bà bầu.
Ngoài ra, những thai phụ có tiền sử bệnh tim, thiếu máu, rối loạn nội tiết, mang thai đôi, ăn uống không cung cấp đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp cho bà bầu. Vì thế, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi những bất thường của huyết áp.
4. Triệu chứng nhận biết huyết áp thấp khi mang bầu
Chứng bệnh huyết áp thấp khi mang bầu không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu, làm giảm chất lượng cuộc sống như:
- Buồn nôn, chóng mặt
- Chóng mặt, ngất xỉu khi đứng đậy nhanh
- Cơ thể luôn mệt mỏi suốt cả ngày
- Cảm thấy khó thở, thở gấp
- Da lạnh, nhợt nhạt
- Làm giảm thị lực: hoa mắt, mờ mắt
- Lúc nào cũng có cảm giác muộn phiền, lo lắng
Khi gặp các triệu chứng trên, bà bầu cần đến các cơ sở y tế ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
5. Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao?
Thực tế chưa có cách điều trị y tế nào cho bà bầu bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện bệnh huyết áp thấp tại nhà để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà bệnh này gây ra. Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, huyết áp sẽ trở lại bình thường.
Mặc dù vậy, cũng có nhiều thai phụ phải dùng đến thuốc. Khi dùng thuốc, các bạn phải tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua, làm ảnh hưởng đến sức khẻo của cả mẹ và bé.
Bà bầu bị huyết áp thấp cần đo huyết áp thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời
6. Biện pháp khắc phục tại nhà cho bà bầu bị huyết áp thấp
Dưới đây là những biện pháp làm giảm bớt những phiền toái của chứng bệnh huyết áp thấp gây ra cho bà bầu, bạn có thể tham khảo.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học hợp lý
- Bà bầu khi bị huyết áp thấp cần thực hiện mọi thứ một cách từ từ, tránh tình trạng đứng lên, ngồi xuống nhanh chóng, đột ngột. Đồng thời, hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài, khiến máu tụ xuống chân, gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.
- Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, khi ngủ nên chọn tư thế nằm nghiêng sang trái để máu được lưu thông tốt hơn, giúp huyết áp ổn định.
- Bà bầu nên tránh những hoạt động quá nặng, gây mệt mỏi, căng thẳng, tụt huyết áp.
- Sử dụng những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc đồ bó khiến máu khó lưu thông.
- Khi mang thai, bà bầu nên chịu khó tập thể dục thường xuyên như đi bộ, tập các bài tập yoga nhẹ nhàng để duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Uống đủ nước mỗi ngày
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường có triệu chứng ốm nghén, nôn mửa, điều này khiến cơ thể bị mất nước. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời sẽ làm tắc nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai, gây tụt huyết áp. Vì thế, trong giai đoạn này, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Ngoài cách uống nước sôi để nguội, mẹ còn có thể bổ sung các loại sinh tố, trà thảo mộc tốt cho cơ thể.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Thay vì ăn nhiều, ăn no trong các bữa ăn chính, bà bầu bị huyết áp thấp nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn khác nhau để làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng tụt huyết áp.
- Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, sắt, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Tuyệt đối tránh xa những loại đồ uống có chất kích thích như: cồn, có gas, chất caffeine,…để cơ thể luôn khỏe mạnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp gây ra.
- Lời khuyên tốt nhất cho bà bầu bị huyết áp thấp là luôn mang bánh kéo, đồ ngọt bên mình để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột. Và tuyệt đối, mẹ bầu không được bỏ bữa ăn nào, đặc biệt là bữa sáng vì nhịn đói quá lâu khiến lượng đường trong máu giảm, gây tụt huyết áp.
Đo huyết áp thường xuyên
Bà bầu cần theo dõi huyết áp và nhịp tim thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý do huyết áp gây ra. Từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bà bầu bị huyết áp thấp. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, con thông minh, phát triển toàn diện.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội