Mẹo Hay Giúp Bạn "xóa Tan" Tình Trạng Đau Lưng Khi Mang Bầu
Đau lưng khi mang bầu là tình trạng không hiếm gặp ở chị em phụ nữ mang thai. Bởi sự lớn lên từng ngày của thai nhi, chèn ép lên các vùng xương cột sống và xương chậu của mẹ khiến mẹ căng cơ quá mức, đau lưng thường xuyên.
Để giảm bớt các triệu đau lưng khi mang bầu, mẹ nên cân bằng chế độ ăn uống, kết hợp các bài tập thể dục đơn giản. Đồng thời chú ý đến các tư thế đi đứng, nằm ngủ sao cho hợp lý nhất, không làm ảnh hưởng đến vùng lưng và vùng bụng.
1. Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khi mang thai tháng đầu, tháng cuối, hay tháng 2 – 4 – 6 – 8. Tuy nhiên, phần lớn là do sự thay đổi hormone khi mang thai và phần cơ bụng căng ra quá mức theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Sự thay đổi hormone
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin làm khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh con. Vùng chậu bao gồm: các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở. Từ đó gây hiện tượng căng cơ, căng dây chằng, gây đau lưng.
Tăng cân
Sự phát triển của thai nhi khiến cân nặng của mẹ tăng lên vù vù. Và khi cân nặng càng tăng, càng khiến cột sống, khung xương chậu phải chịu gánh nặng nhiều, khiến mẹ bầu đau lưng.
Thay đổi tư thế
Khi mang thai, tử cung của người mẹ lớn dần lên theo sự phát triển của thai nhi, làm cho cột sống thắt lưng cong về phía trước, trọng tâm cơ thể thay đổi, dồn về phía sau để giữ cân bằng, khiến phần lưng mẹ cong hơn, gây đau nhức lưng.
Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ở bà bầu khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục, cơ luôn trong tình trạng căng cứng. Nếu để lâu, cơ sẽ mệt và căng hơn, gây đau lưng.
Các cơ vùng bụng căng và yếu đi
Trong quá trình mang thai, vùng cơ bụng mẹ luôn yếu ớt, căng cơ quá mức. Và sự lớn dần của thai nhi chèn ép vào vùng cơ bụng, càng khiến mẹ bầu đau đớn hơn.
Vị trí của thai nhi
Gần về cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng to ra, đạt mức cân nặng tối đa đẻ chuẩn bị cho sự ra đời, khiến những cơ đau lưng tăng lên. Hơn nữa, thời điểm này, thai nhi nằm trong bụng mẹ với vị trí lưng quay ngược với lưng mẹ, gây sức ép lên lưng mẹ, khiến mẹ đau lưng hơn.
Đau thần kinh toạ
Đau thần kinh tọa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang bầu. Đau thần kinh tọa xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau bên chân khiến cả dây chằng vùng lưng và vùng xương chậu của mẹ bầu bị giảm chức năng.
Đau lưng khi mang bầu là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai
2. Biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng
Để giảm các triệu chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu, đau lưng khi mang thai tháng cuối mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, thể dục tay không,…giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai, hỗ trợ quá trình mẹ sinh con được dễ dàng hơn.
- Cải thiện tư thế, tập đi đứng đúng tư thế. Khi mẹ ngồi xuống nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên chồng sách hoặc ghế để ngồi thẳng.
- Nằm ngủ trên đệm không quá cứng hoặc quá mềm. Áp dụng tư thế ngủ nghiêng sang bên trái để giúp máu lưu thông, sử dụng gối bà bầu để giảm áp lực đè lên vùng bụng, thắt lưng, xương chậu, giúp bà bầu thoải mái hơn.
- Bà bầu tuyệt đối không được mang vác vật nặng vừa khiến tình trạng đau lưng nặng hơn vừa làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Khi mang thai, không nên đi giày cao gót, chỉ nên sử dụng giày có đế bằng, thấp, độ rộng vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, quần dành riêng cho bà bầu, có đường thắt lưng thấp để hỗ trợ vùng bụng.
- Mẹ bầu có thể dán cao salonpas và sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc quá nhiều, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, bụng mẹ đã lớn, mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng để hỗ trợ việc nâng đỡ lưng cho bà bầu.
- Mẹ bầu nên cân đối chế độ ăn uống, tránh tình trạng tăng cân quá mức. Không ăn quá nhiều thức ăn trong 1 bữa, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn khác nhau, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu.
Để làm giảm triệu chứng đau lưng khi mang bầu, bạn nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,...
3. Một số bài tập thể dục cải thiện tình trạng đau lưng khi mang bầu
Bài tập 1:
- Mẹ bầu trong tư thế thẳng đứng, đứng thẳng lưng, hai chân mở rộng bằng vai, đầu gối cong nhẹ, 2 tay chống lên đùi.
- Mẹ giữ nguyên tư thế đó rồi hít thở thật sâu.
- Lặp lại động tác như trên trong 4 lần.
Bài tập 2:
- Mẹ bầu trong tư thế đứng, 1 chân bước lên trên, 1 tay đỡ sau lưng.
- Hít vào thở ra đều đặn trong vòng 1 phút.
- Đổi chân, lặp lại động tác với mỗi chân 4 lần.
Bài tập 3:
- Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, khoanh tròn 2 chân lại sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Đặt 2 bàn tay lên 2 đầu gối.
- Nâng 2 đầu gối lên rồi đặt từ từ 2 đầu gối xuống sao cho thẳng lưng.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau lưng khi mang bầu. Mặc dù, đây là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở tất cả các chị em khi mang thai. Tuy nhiên, chỉ cần nắm rõ các phương pháp giảm đau lưng trong từng giai đoạn của thai kỳ thì vấn đề đau lưng sẽ được giải quyết hoàn toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội