Mẫu Thực Đơn Tẩm Bổ Đủ Chất Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Mẫu Thực Đơn Tẩm Bổ Đủ Chất Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

3 tháng đầu là chặng đường nhạy cảm nhất trong quá trình mang thai. Vì thế, mẹ bầu phải biết ăn gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, bạn nên tham khảo.

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi từ quá trình sinh lý đến nội tiết tố, thể trạng, kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu không thể ăn uống được gì. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, hãy tham khảo mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu dưới đây nhé.

1. Những dưỡng chất cần có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Để tốt cho sức khỏe cũng như cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi lớn lên từng ngày, bà bầu cần phải chú ý đến những nhóm chất sau

Axit folic

Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9) là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, axit folic giúp tổng hợp AND, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi, dị tật nứt đốt sống trong bào thai.

Vì thế trong 3 tháng đầu, bà bầu cần bổ sung khoảng 400 – 600mcg lượng acid folic trong 1 ngày thông qua các thực phẩm như: rau muống, rau cải, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc, một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật,...

Sắt

Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời giúp não bộ thai nhi phát triển, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, làm giảm nguy cơ sinh non, bé thiếu cân. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 30 – 60mg sắt trong một ngày từ các loại thịt (nhất là thịt bò), rau dền, rau cải bó xôi,...để gia tăng lượng máu cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho bà bầu.

Canxi

Canxi giúp hình thường hệ xương và răng chắc khỏe cho thai nhi. Vì thế, thai phụ cần bổ sung canxi từ trứng, sữa, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ,...vào thực đơn hàng ngày. Trung bình, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung 800 – 1000mg canxi 1 ngày và tăng dần theo từng giai đoạn phát triển tiếp theo.

Protein (chất đạm)

Trong 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung khoảng 70 – 100g chất đạm mỗi ngày để giúp bé yêu hoàn thiện tế bào não. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển bình thường.

Thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc, các thực phẩm chế biến từ sữa, đậu nành, lúa mạch, lúa mì,...Ngoài ra mẹ cũng nên ăn thêm nhiều loại rau xanh, trái cây để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ lẫn bé.

thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu webtretho, mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn tuần cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn chay cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu, gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung khoảng 70 – 100g chất đạm mỗi ngày

2. Mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Lịch ăn

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ Nhật

Bữa sáng

Sữa đậu nành
Chuối
Phở Bò
Ngũ cốc

Nước mía
Ổi
Cháo Gà
Trứng luộc

Nước cam
Táo
Xôi
Sữa tươi

Kiwi
Bánh bao
Trứng luộc

Nước ép cà rốt
Chuối
Phở gà
Ngũ cốc

Nước ép bưởi
Ổi
Bánh mỳ kẹp
Sữa tươi

Nước ép dưa hấu
Táo
Cháo cá
Trứng luộc

Bữa phụ sáng

Ngô

Khoai lang

Bánh yến mạch

Sữa

Ngũ cốc

Khoai

Sắn

Ngũ cốc

Bữa trưa

Cơm
Mực chiên
Súp lơ luộc

Nước ép cải xoăn

Cơm
Thịt gà rang gừng
Rau muống luộc
Canh cua mồng tơi
Nước ép củ dền

Cơm
Thịt bò kho
Cải chíp xào nấm hương
Canh cải nấu thịt băm
Nước cam

Cơm
Thịt gà luộc
Củ quả luộc
Canh gà lá giang
Nước ép táo

Cơm
Sườn chua ngọt
Măng tây xào thịt bò
Canh Sườn nấu me
Nước dưa hấu

Cơm
Gà tần
Đậu đỗ luộc

Nước ép bưởi

Cơm
Cá Hồi
Rau muống xào tỏi
Canh dưa cải chua thịt bò
Nước ép bơ

Bữa phụ chiều

Khoai

Ngũ cốc

Ngô

Sắn

Ngũ cốc

Khoai

Cua hoặc ghẹ hấp

Bữa tối

Cơm
Bò hầm tiêu đen
Mướp nhật luộc
Canh rong biển
Thịt Bò xào nấm rơm

Tráng miệng: Bưởi

Cơm
Gà hấp lá chanh
Rau cải luộc
Canh mọc nấu nấm
Tim xào giá
Cá chép luộc
Tráng miệng: Táo

Cơm
Chân giò hầm nấm
Su hào luộc
Canh cá dọc mùng
Mực xào cần tỏi

Tráng miệng: Kiwi

Cơm
Thịt bò chiên
Măng tây luộc
Canh ngao nấu chua
Thịt lợn sốt cà chua

Tráng miệng: Chuối

Cơm
Cá chép hấp
Susu luộc
Canh thịt băm nấu chua
Thịt Bò hầm
Đùi Gà luộc
Tráng miệng: Bưởi

Cơm
Gà hấp muối
Bắp cải luộc
Cá quả xào thìa là
Lòng gà xào mướp hương

Tráng miệng: Kiwi

Cơm
Chim câu hầm hạt sen
Súp lơ luộc
Canh khoai sọ nấu xương
Thịt Bò xào nấm
Móng giò luộc
Tráng miệng: Táo

Bữa phụ tối

Sữa ngũ cốc

Nước ép bưởi
1 bánh quy

Nước ép táo
ngũ cốc

Nước ép bơ
1 bánh quy

Nước ép cà rốt
1 bánh quy

Nước ép dưa hấu
ngũ cốc

Nước mía
1 bánh quy

3. Một số điều cần tránh trong chế độ ăn uống của bà bầu 3 tháng đầu

Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu, mẹ cần hạn chế và ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm tái sống, nhiễm độc.
  • Thực phẩm chưa được tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Rượu bia, các loại đồ uống có gas.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm dễ sảy thai như: rau sam, rau răm, rau ngót, dứa gai, đu đủ xanh, nhãn, khoai tây mọc mầm,...

thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu webtretho, mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn tuần cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn chay cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu, gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh uống rượu bia và những loại thực phẩm dễ gây sảy thai

4. Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu trong cách ăn uống 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, bà bầu có thể bị ốm nghén enen việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên lưu ý đến vấn đề sau:

  • Nên chia 3 bữa chính thành 6 bữa ăn nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp với protein từ trong thịt, kết hợp với uống sữa ít đường vào buổi sáng, tối.
  • Để giảm cảm giác buồn nôn vào mỗi buổi sáng, bạn nên ăn nhẹ một thứ gì đó trước khi đứng dậy. Cụ thể là một vài miếng bánh quy, 1 ít gừng để giảm ốm nghén hiệu quả.
  • Tuyệt đối không được bỏ đói cơ thể hoặc ăn quá no, mỗi lần ăn chỉ ăn với một lượng vừa phải để tránh hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
  • Uống nước vào giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước vào trong các bữa ăn.
  • Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín, tái, trứng sống,...

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn có thể tự xây dựng được thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!