Thai Ngược Có Chuyển Dạ Không? Làm Gì Khi Bị Chuẩn Đoán Thai Ngược?

Thai Ngược Có Chuyển Dạ Không? Làm Gì Khi Bị Chuẩn Đoán Thai Ngược?

Bình thường vào những tuần cuối, thai nhi sẽ tự xoay đầu về phía cổ tử cung của mẹ để chuẩn bị cho công cuộc chào đời. Tuy nhiên cũng có nhiều bé không quay đầu, hiện tượng này gọi là thai ngược. Vậy thai ngược có chuyển dạ không?

Khi gặp tình trạng thai ngược, chắc hẳn nhiều chị em lo lắng không biết thai ngược có chuyển dạ không, thai ngược có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

1. Thai ngược là gì?

Thông thường từ tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay đầu xuống phía dưới để chuẩn bị cho sự chào đời. Tuy nhiên, có khoảng 3% thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí của mình, không quay đầu dù đã đến tuổi chào đời. Các trường hợp như vậy gọi là ngôi thai ngược.

Ngôi thai ngược (hay còn gọi là ngôi mông) là phần mông hoặc chân của bé sẽ quay xuống phía dưới còn phần đầu nằm phía trên, gần ngực của mẹ.

yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, ngôi thai ngược có nguy hiểm không, ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không, ngôi thai ngược có sinh thường được không, ngôi thai ngược có chuyển dạ không, thai ngược có chuyển dạ không, đặc điểm của người đẻ ngược

Thai ngược là phần mông và chân quay xuống dưới, đầu quay lên trên gần ngực mẹ

2. Ngôi thai ngược có những loại nào?

Ngôi thai ngược được chia làm 2 loại:

  • Ngôi thai ngược hoàn toàn: Đây là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược. Thai nhi có tư thế ngồi xổm, co đầu gối, đùi gập nên mông bé sẽ chui ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên.
  • Ngôi thai ngược không hoàn toàn: Có 3 tư thế ngược: Tư thế đầu tiên là mông ra trước, 2 chân hướng lên phía đầu. Tư thế thứ 2 là hai chân duỗi thẳng, chân bé ra ngoài trước. Tư thế ba là quỳ gối trong tử cung.

3. Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

Có rất nhiều yếu tố khiến ngôi thai bị ngược. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng và phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:

Do sinh non

Trường hợp đẻ ngược xảy ra thường xuyên với trẻ sinh non. Bởi trẻ sinh non thường sinh trước một vài tuần hoặc 1 tháng. Lúc này, thai nhi chưa đủ thời gian để xoay lại người nên dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược.

Mẹ quá nhiều ối hoặc quá ít ối

Nước ối đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước ối còn là môi trường lý tưởng để bé xoay mình. Do vậy, nước ối quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến bé không thể vận động, không thể quay mình, khiến mang thai ngược.

yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, ngôi thai ngược có nguy hiểm không, ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không, ngôi thai ngược có sinh thường được không, ngôi thai ngược có chuyển dạ không, thai ngược có chuyển dạ không, đặc điểm của người đẻ ngược

Mẹ quá nhiều ối hoặc ít ối cũng khiến thai nhi không thể quay đầu được

Mang song thai

Nếu tử cung của mẹ bầu nhỏ mà lại mang thai đôi hoặc thai ba thì bé sẽ không có đủ diện tích để xoay chuyển nên tỉ lệ mang thai ngược sẽ khá cao.

Nhau thai có vấn đề

Nhờ việc siêu âm, mẹ sẽ phát hiện được sớm nhau thai có vấn đề hay không. Nhau thai chặn ở cổ tử cung sẽ chiếm mất 1 vị trí thuận lợi của thai nhi, khiến thai nhi không thể quay đầu được.

4. Thai ngược có chuyển dạ không?

Theo các chuyên gia y tế thì thai ngược vẫn có dấu hiệu chuyển dạ bình thường như các bà mẹ khác như: vỡ ối, đau gò từng cơn. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai ngược, chúng còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn.
  • Trong giai đoạn đầu mở cổ tử cung, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn.
  • Khi vỡ ối, mẹ có thể thấy phân su trào ra.

yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, ngôi thai ngược có nguy hiểm không, ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không, ngôi thai ngược có sinh thường được không, ngôi thai ngược có chuyển dạ không, thai ngược có chuyển dạ không, đặc điểm của người đẻ ngược

Thai ngược có thể chuyển dạ được nhưng thời gian chuyển dạ lâu hơn so với người mang thai thuận

5. Thai ngược có nguy hiểm không?

Thai ngược có thể chuyển dạ được. Tuy nhiên, chúng không có nghĩa là không nguy hiểm mà thực tế tình trạng ngôi thai ngược tiềm ẩn rất nhiều rủi roc ho cả mẹ và bé.

Đối với mẹ bầu

Mẹ mang thai ngược sẽ có thời gian chuyển dạ dài hơn, kéo dài dưới nhiều giờ đồng hồ. Mặt khác, trong giai đoạn đầu cổ tử cung mở, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Nhiều mẹ không chịu đựng được phải chọn phương pháp sinh mổ.

Một số mẹ gặp phải biến chứng sa dây rốn và khi gặp phải biến chứng này, mẹ phải mổ sớm nếu không sẽ không giữ được bé.

Đối với sinh thường, ngôi thai ngược sẽ khiến đầu bé bị kẹt lại. Nếu để lâu bé sẽ bị thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài hơn. Trường hợp xấu nhất là phải mổ để cứu em bé.

Đối với thai nhi

Ngôi thai ngược có thể khiến thai nhi trong bụng bị bầm dập mông do sự va chạm với xương chậu của mẹ. Một số bé còn bị phù nề tại bộ phận sinh dục, nhất là bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.

Trường hợp bé sinh non hoặc quá trình sinh quá nhanh có thể khiến đầu bé bị tổn thương.

6. Thai ngược có đẻ thường được không?

Trường hợp thai ngược có thể đẻ thường được nếu thai phụ không tăng cân quá nhiều và sinh con thứ, tầng sinh môn giãn nở nhiều. Thai phu sẽ sinh theo phương pháp ngả âm hoặc có can thiệp từng phần nhỏ để làm giảm sang chấn cho thai nhi.

Ngoài ra, nếu sức khỏe của mẹ ổn định, bé có ngôi mông thiếu thì cũng có thể sinh thường. Tuy nhiên không chắc chắn là thành công 100%.

yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, ngôi thai ngược có nguy hiểm không, ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không, ngôi thai ngược có sinh thường được không, ngôi thai ngược có chuyển dạ không, thai ngược có chuyển dạ không, đặc điểm của người đẻ ngược

Thai ngược có thể đẻ thường được nếu thai phụ không tăng cân quá nhiều và sinh con thứ

7. Lời khuyên cho các chị em khi bị chuẩn đoán mang thai ngược

Sau khi giải đáp thai ngược có chuyển dạ không, các bác sĩ, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số lời khuyên cho chị em khi mang thai ngược. Cụ thể như sau:

  • Cần thăm khám cẩn thận và thường xuyên, đặc biệt là những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng càng kỹ càng càng có phương pháp xử lý kịp thời, chính xác cho cả mẹ và bé.
  • Lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ bầu cần sáng suốt trong việc lựa chọn địa chỉ khám thai và sinh đẻ. Hãy lựa chọn những bệnh viện uy tín, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiệt tình, chu đáo.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng mang thai ngược. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết: Thai ngược có chuyển dạ không và có những biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!