Đến Ngày Dự Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Gì Thì Phải Làm Sao?
Ngày dự sinh đã cận kề mà mẹ bầu chưa có bất kỳ dấu hiệu nào sắp sinh khiến mẹ không khỏi lo lắng. Vậy điều này có thực sự đáng lo? Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?
Ngày dự sinh đã cận kề mà mẹ bầu chưa có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Vậy điều này có thực sự đáng lo? Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao? Đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì phải làm sao?
Ngày dự sinh là gì?
Thông thường, thời gian mang thai trung bình vào khoảng 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu. Khi đó, ngày dự sinh là ngày bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi kể từ khi bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi có thai của bà bầu. Tuy nhiên ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối, được xem như một căn cứ theo dõi quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi chứ không khẳng định chắc chắn đó là ngày em bé sẽ ra đời, vì thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng
Theo thống kê, khoảng 80% em bé không chào đời đúng ngày dự sinh mà có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Do đó, khi em bé chào đời chậm hơn khoảng 6 ngày so với ngày dự sinh: từ tuần 41 đến hết tuần 41 thì được coi là quá ngày dự sinh. Thai quá ngày dự sinh có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe ở thai nhi.
>>> Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất
Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?
Đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi.
Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp phải khi tới ngày dự sinh mà chưa sinh:
Đối với thai nhi khi đến ngày dự sinh mà chưa sinh:
- Ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim thai nhi, nguy cơ bị tổn thương hệ thần kinh
- Nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp do lượng nước ối giảm, dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
- Một số trường hợp có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé rơi vào tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh, sốt cao, nhiễm trùng...
- Em bé chào đời bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo, sức đề kháng kém
- Kích thước thai nhi phát triển quá lớn
- Thậm chí là thai bị chết lưu…
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì có sao không?
Đối với mẹ bầu khi quá ngày dự sinh:
- Thai nhi bị quá ngày dự sinh càng có kích thước phát triển quá lớn khiến mẹ khó sinh, buộc phải sinh mổ
- Quá ngày dự sinh khiến nước ối cạn dần, mẹ dễ gặp phải các cơn gò tử cung vô cùng nguy hiểm, dẫn đến suy thai
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?
Khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì? - thì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám thai để được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe.
Lúc này, qua quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, kiểm tra lượng nước ối nhiều hay ít, nhau thai có bị xơ hóa hay không để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, đưa ra chỉ định mổ lấy thai khi cần thiết.
Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?
Khi khám thai, có thể gặp các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp 1: Quá ngày sinh nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn tiếp tục phát triển và tăng cân khiến quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.
- Trường hợp 2: Quá ngày sinh dự kiến sinh nhưng cổ tử cung vẫn thuận lợi, dựa trên tuổi của thai nhi bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá những nguy cơ và lợi ích, cùng với nguyện vọng của mẹ bầu để đưa ra giải pháp tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay sẽ dùng phương pháp kích thích chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.
>>> 7 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Các biện pháp giục sinh bao gồm:
- Lóc ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.
- Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ.
- Oxytocin: loại thuốc này được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ.
- Các chất tương tự Prostaglandin: đặt những loại thuốc này trong âm đạo để làm kích thích cổ tử cung.
- Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ thực hiện những tác động tạo áp lực lên cổ tử cung bằng cách đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và kích thích quá trình chuyển dạ.
Có thể thực hiện một số biện pháp giục sinh nếu quá ngày dự sinh
Tuy nhiên những phương pháp này chỉ được áp dụng khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ khi thật sự cần thiết bởi chúng có thể gây một số rủi ro cho cả mẹ bầu và em bé như: ảnh hưởng nhịp tim thai, gây co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng, khởi phát chuyển dạ không có tác dụng...
Phòng tránh tình trạng quá ngày dự sinh
Để chủ động phòng tránh hiện tượng thai quá ngày dự sinh, điều cần làm là xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kỳ kinh cuối để có thể tính được ngày dự sinh chính xác nhất.
Bên cạnh đó, thai phụ cần tuân thủ theo các mốc khám thai định kỳ và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và em bé.
Xây dựng và tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng, duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ trong suốt thai kỳ.
Trường hợp quá ngày dự kiến sinh, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
>>> Có thể mẹ quan tâm:
Trên thực tế, không phải cứ quá ngày dự sinh là thai già tháng hay đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là có vấn đề gì. Điều quan trọng là mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thai sản để tránh việc lo lắng quá mức. Cùng với đó nên chú ý theo dõi sức khỏe thai sản định kỳ để được bác sĩ chuyên môn theo dõi, đánh giá các chỉ số, kịp thời đưa ra các phương án xử lý phù hợp.