Cơn Gò Tử Cung Như Thế Nào? Nhận Biết Sớm Cơn Gò Tử Cung Chuyển Dạ

Cơn Gò Tử Cung Như Thế Nào? Nhận Biết Sớm Cơn Gò Tử Cung Chuyển Dạ

Dự đoán chính xác loại cơn gò tử cung dựa vào thời điểm mang thai và tính chất, mức độ cơn đau sẽ giúp mẹ kịp thời có những phản ứng kịp thời để bảo vệ thai nhi trong những tình huống khẩn cấp như bị động thai hay chuyển dạ sinh non.

Dự đoán chính xác các cơn gò tử cung dựa vào thời điểm mang thai và tính chất, mức độ cơn đau sẽ giúp mẹ kịp thời có những phản ứng kịp thời để bảo vệ thai nhi trong những tình huống khẩn cấp như bị động thai hay chuyển dạ sinh non.

Phân loại các cơn gò tử cung như thế nào?

Các cơn gò tử cung được phân chia thành 3 loại chính: Cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ đủ tháng và cơn gò chuyển dạ sinh non

1. Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Cơn gò Braxton – Hicks hay vẫn thường được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, cơn gò sinh lý. nó bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Tần suất của các cơn gò này thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò sinh lý này đóng vai trò giúp tử cung luyện tập chuẩn bị cho sinh đẻ và rèn luyện khả năng chịu đựng của mẹ bầu.

cơn gò tử cung như thế nào, cơn đau gò tử cung như thế nào, đo cơn gò tử cung như thế nào, cơn gò tử cung biểu hiện như thế nào, cơn gò tử cung cảm giác như thế nào, cơn gò tử cung tuần 39 như thế nào, cơn gò tử cung chuyển dạ như thế nào, cơn gò tử cung diễn ra như thế nào

Cơn gò tử cung biểu hiện như thế nào?

Cơn gò sinh lý thường có các đặc điểm sau:

  • Cơn gò kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn
  • Không có cảm giác đau đớn ngoại trừ căng tức vùng bụng dưới. Tuy nhiên, có thể những cơn đau tức không phải gò tử cung mà do tử cung chèn ép làm tăng nhu động ruột song cũng không đáng ngại.
  • Cơn gò sinh lý không tăng dần mức độ theo thời gian cũng như không làm thay đổi cổ tử cung.
  • Cơn gò tử cung sinh lý thường xuất hiện khi mệt mỏi, cơ thể bị mất nước hay đi đứng quá nhiều và cũng sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hay thư giãn.

Làm giảm cơn đau gò tử cung như thế nào? Lời khuyên cho mẹ bầu là nên uống nhiều nước, dành thời gian để nghỉ ngơi (tư thế nằm nghiêng sang bên trái). Bà bầu cũng có thể dùng thuốc giảm co theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu thấy khó chịu. Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc xảy ra với tần suất dày hơn, tốt nhất nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

2. Cơn gò chuyển dạ đủ tháng:

cơn gò tử cung như thế nào, cơn đau gò tử cung như thế nào, đo cơn gò tử cung như thế nào, cơn gò tử cung biểu hiện như thế nào, cơn gò tử cung cảm giác như thế nào, cơn gò tử cung tuần 39 như thế nào, cơn gò tử cung chuyển dạ như thế nào, cơn gò tử cung diễn ra như thế nào

Cơn gò tử cung tuần 39 như thế nào?

Cơn gò chuyển dạ được gọi là chuyển dạ đủ tháng khi xảy ra sau tuần thai thứ 37. Lúc này, cơn gò chuyển dạ như là dấu hiệu mẹ sắp sinh em bé với các đặc điểm chung sau:

  • Đau vùng bụng dưới và thành cơn (10 phút/lần)
  • Cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn
  • Ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo hoặc ra ối (vỡ ối)

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng được chia làm 2 giai đoạn:

2.1 Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Trong giai đoạn này, mức độ của các cơn gò tử cung vẫn còn nhẹ nhàng. Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng chặt ở tử cung hay bụng dưới. Cơn gò kéo dài từ 30 - 90 giây. Những cơn gò này càng đến lúc chuyển dạ sẽ xuất hiện và tăng dần đều cả về khoảng cách và cường độ, có thể xuất hiện 5 phút/lần.

Dấu hiệu giúp nhận biết chuyển dạ: chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần, thậm chí là vỡ ối.

2.2 Chuyển dạ thực sự

Trong giai đoạn chuyển dạ sắp sinh, khi cổ tử cung mở rộng từ 7 - 10cm, cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục cùng với tính chất cơn đau tăng lên, kéo dài từ 60 - 90 giây sau 30 giây - 2 phút.

cơn gò tử cung như thế nào, cơn đau gò tử cung như thế nào, đo cơn gò tử cung như thế nào, cơn gò tử cung biểu hiện như thế nào, cơn gò tử cung cảm giác như thế nào, cơn gò tử cung tuần 39 như thế nào, cơn gò tử cung chuyển dạ như thế nào, cơn gò tử cung diễn ra như thế nào

Cơn gò tử cung chuyển dạ như thế nào?

Cơn gò tử cung diễn ra như thế nào? Cơn gò có thể lan ra từ lưng ra phía trước bụng gây ra chuột rút ở chân và đau. Cơn gò này thậm chí có thể diễn ra liên tục, cơn nọ chồng cơn sau để đẩy em bé ra ngoài. Cơn gò chuyển dạ sắp sinh có thể làm mẹ thấy đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, hoặc nóng ran, đầu bùng,... Lúc này, thai phụ cần được nhập viện kịp thời để được sinh nở an toàn.

>>> 7 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt chú ý

3. Cơn gò chuyển dạ sinh non

Ngược lại với cơn gò chuyển dạ đủ tháng, cơn gò tử cung xảy ra trước 37 tuần gọi là cơn gò chuyển dạ sinh non. Về tính chất thì khá giống với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Các biểu hiện bao gồm: cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ mỗi 10 - 12 phút trong hơn 1 giờ, mẹ sẽ có cảm giác căng chắt tử cung và bụng sẽ cứng hơn.

Nếu thai nhi chưa đủ tháng mà lại xuất hiện cơn gò với tính chất kể trên, mẹ bầu nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, nhất là khi thấy có chảy máu âm đạo kèm theo, bị tiêu chảy hay có biểu hiện vỡ ối.

Cách giúp mẹ bầu giảm cơn gò tử cung khi mang thai

Bà bầu có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây giúp giảm đau khi cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc cơn gò sinh lý, như:

Cơn gò sinh lý: Nên tắm bồn nước ấm, hoặc tắm vòi hoa sen với nước ấm (lưu ý: chỉ nên tắm nhanh và điều chỉnh nhiệt độ nướcthích hợp). Hoặc giải pháp tức thời là dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu.

Nếu có dấu hiệu của chuyển dạ, bà bầu cần được nhập viện kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp sinh non.

Trong lúc đó, để giảm đau, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như hít thở chậm và sâu, hay uống một ly nước ấm 

>>> Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

Hiểu rõ về các cơn gò tử cung rất quan trọng, giúp thai phụ phần nào dự đoán được liệu mình sắp sinh hay chưa? Những cơn đau có phải bất thường hay không? Liệu đó có phải là dấu hiệu của sinh non. Ở những tháng cuối là thời điểm vô cùng nhạy cảm với thai phụ, chỉ với những bất thường nhỏ cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu. Vì vậy, thai phụ nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bé, có những biện pháp can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra. Theo dõi Mẹ Khỏe Con Thông Minh để có những kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu, cùng các bé nhé

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!