Sữa Mẹ Như Thế Nào Là Đặc? Bí Quyết Giúp Sữa Mẹ Đặc Và Thơm Hơn

Sữa Mẹ Như Thế Nào Là Đặc? Bí Quyết Giúp Sữa Mẹ Đặc Và Thơm Hơn

Theo quan niệm xưa, sữa mẹ loãng là không đủ chất để cho bé phát triển cả về thể chất và não bộ. Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc, như thế nào là loãng? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé.

Từ lâu, sữa mẹ luôn bị đổ lỗi vô cớ là do sữa loãng mới khiến con còi cọc, chậm lớn. Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc, sữa mẹ như thế nào là loãng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sữa mẹ như thế nào là đặc? Cách nhận biết sữa đặc hay loãng?

Theo tổ chức Y Tế thế giới WTO, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất như: chất béo, protein, vitamin và khoáng chất, kháng thể nâng cao hệ miễn dịch,…nhất là sữa non nên giúp trẻ phát triển toàn diện, cao lớn, khỏe mạnh mỗi ngày.

Thông thường, lượng sữa đầu tiên sau khi sinh được 1 – 2 ngày là lượng sữa có độ đậm đặc nhất và chỉ cần quan sát màu sắc của sữa, lượng chất béo có trong sữa là mẹ có thể nhận biết được sữa đặc hay sữa loãng.

  • Sữa mẹ đặc: Thường có màu trắng đục hoặc màu trắng ngà, vàng nhạt. Khi trữ trong ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh, lượng chất béo dày sẽ nổi lên ở lớp phái trên. Riêng với sữa non (sữa đầu tiên tiết ra sau khi có màu sắc như sữa ngô, màu vàng nhạt, hơi đặc sánh).
  • Sữa mẹ loãng: Sữa mẹ loãng sẽ có màu trắng trong, loãng gần giống như nước vo gạo.

sữa mẹ như thế nào là đặc, làm cách nào để sữa mẹ đặc hơn, cách nhận biết sữa mẹ đặc hay loãng, sữa mẹ bị nóng phải làm sao, làm sao để sữa mẹ vàng, tuyệt chiêu sữa mẹ đặc sánh, sữa mẹ trong như nước gạo, sữa mẹ như thế nào là nhiều

Chỉ cần quan sát màu sữa và chất béo có trong sữa là biết sữa mẹ đặc hay loãng

2. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa đặc và sữa loãng có khác nhau không?

Tùy vào cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi người mà sữa mẹ sẽ đặc hay loãng. Tuy nhiên, sữa mẹ đặc hay loãng thì có khác nhau về thành phần dinh dưỡng không?

Thông thường 1 cữ bú của trẻ sẽ được tiếp nhận từ sữa đầu cho đến sữa cuối. Thông thường, sữa đầu sẽ loãng hơn sữa cuối nhưng thành phần chứa nhiều dinh dưỡng như: đạm, vitamin, khoáng chất và nước. Còn sữa cuối đặc hơn, có thêm nhiều thành phần như chất béo, chất đạm. Vì thế, để trẻ phát triển khỏe mạnh nhất thì mẹ cần cho bé bú đủ các sữa đầu và sữa cuối.

Để đánh giá sữa mẹ như thế nào là đặc, sữa mẹ như thế nào là loãng thì không thể căn cứ vào lượng sữa đầu hay sữa cuối. Mà chúng ta phải đánh giá dựa vào cả sữa đầu và sữa cuối. Thành phân dinh dưỡng chính có trong sữa mẹ là giống nhau, bao gồm các chất sau:

  • Chất béo: Giúp bé phát triển và sinh năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Protein: Taurine là loại protein tốt nhất có trong sữa mẹ. Chúng có vai trò lớn trong việc phát triển bộ não của trẻ.
  • Vitamin và khoáng chất: Giúp trẻ dễ hấp thụ và tăng sức đề kháng.
  • Thành phần dinh dưỡng khác: Các chất có trong sữa mẹ giúp tăng cường nhận thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cũng chính vì thế mà sữa đặc hay loãng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì cơ bản, thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ là như nhau. Chỉ tồn tại vấn đề sữa mẹ nhiều hay ít thôi.

sữa mẹ như thế nào là đặc, làm cách nào để sữa mẹ đặc hơn, cách nhận biết sữa mẹ đặc hay loãng, sữa mẹ bị nóng phải làm sao, làm sao để sữa mẹ vàng, tuyệt chiêu sữa mẹ đặc sánh, sữa mẹ trong như nước gạo, sữa mẹ như thế nào là nhiều

Sữa đặc hay loãng thì cũng có thành phần dinh dưỡng giống nhau

3. Bí quyết giúp mẹ có một nguồn sữa đặc thơm cho bé

Một nguồn sữa mẹ đặc thơm sẽ kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ, giúp trẻ nhanh tăng cân hơn vì hàm lượng chất béo và vi khoáng nhiều. Vậy làm thế nào để sữa mẹ đặc thơm? Dưới đây là một số bí quyết, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Chế độ ăn

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh, trái cây lợi sữa, giúp sữa mát, đặc thơm là: rau mồng tơi, rau lang, cải bó xôi, súp lơ, trái cây họ cam, bưởi, dưới,…Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý, không ăn/uống các loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa như: các loại gia vị cay nóng, rau bắp cải, lá lốt, nước dâu ngô,…
  • Bổ sung thêm thịt và cá: Bổ sung thêm thịt và cá sẽ giúp tăng căng DHA, chất đạm, protein, canxi giú bé phát triển trí não tốt nhất, giàu năng lượng hoạt động mỗi ngày. Vì thế, mẹ hãy thay phiên chế biến các món ăn từ thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, cua, cá trong các bữa ăn nhé.
  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày: Bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây và các dung dịch khác. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

sữa mẹ như thế nào là đặc, làm cách nào để sữa mẹ đặc hơn, cách nhận biết sữa mẹ đặc hay loãng, sữa mẹ bị nóng phải làm sao, làm sao để sữa mẹ vàng, tuyệt chiêu sữa mẹ đặc sánh, sữa mẹ trong như nước gạo, sữa mẹ như thế nào là nhiều

Để sữa đặc mát mẹ cần phải bổ sung thêm các thực phẩm lợi sữa

Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi khoa học

  • Ngủ đủ giấc, tối thiểu là 6 – 8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tối đa sự căng thẳng, mệt mỏi.

Cho bé bú đều đặn hoặc vắt sữa theo cữ

Để thay đổi chất lượng nguồn sữa, mẹ nên cho bé bú đều đặn và thường xuyên. Trong trường hợp mẹ đi làm hoặc có việc bận thì đừng quên áp dụng phương pháp vắt sữa, trữ sữa nhé. Bởi tần suất cho trẻ bú/vắt sữa mà ít thì việc sản xuất sữa cũng sẽ giảm, lâu dần còn gây mất sữa mẹ.

Việc nhận biết sữa mẹ như thế nào là đặc không phải quá khó đúng không nào. Nếu các mẹ muốn tăng chất lượng sữa cho bé bú thì hãy tham khảo các bí quyết trên để sữa mẹ đặc mát và thơm hơn nhé.

Chúc các bạn thành công.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!