Són Tiểu Khi Mang Thai Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Són Tiểu Cho Bà Bầu
Giai đoạn mang thai, bà bầu rất hay gặp phải tình trạng són tiểu, thậm chí chỉ hắt hơi, cười cũng có thể rỉ ra vài giọt. Vậy són tiểu khi mang thai có nguy hiểm không, són tiểu khi mang thai phải làm sao?
Để biết được nguyên nhân và cách chữa trị són tiểu khi mang thai, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau nhé.
1. Són tiểu là gì?
Són tiểu là tình trạng đi tiểu nhắt, thường xảy ra khi ho hay hắt xì hơi, đồng thời có thể cho ra những dịch màu vàng có mùi hôi. Tình trạng này thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ.
Các nghiên cứu cho thấy có gần 92% phụ nữ mang bầu có dấu hiệu són tiểu trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Hiện tượng này tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bà bầu.
Són tiểu là tình trạng đi tiểu nhắt, thường xảy ra khi ho hay hắt xì hơi
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị són tiểu
Trong 3 tháng đầu, sự thay đổi hormone của cơ thể bà bầu khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, tử cung mở rộng và tạo áp lực lên bàng quang. Vì thế, bà bầu bị són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu là triệu chứng hoàn toàn bình thường, ngay cả thai nhi còn rất nhỏ.
Ngoài ra, bà bầu bị són tiểu còn có thể do tăng áp lực trong bụng. Bàng quang bị tăng áp lực, cơ vòng bàng quang không thực hiện tốt chức năng gây nên tình trạng són tiểu khi mang thai.
Bên cạnh đó, những cơ quanh niệu đạo cũng có thể bị ảnh hưởng. Chức năng của cơ này là ngăn không cho nước tiểu chảy ra. Nhưng khi bàng quang có một lực co thắt mạnh thì nó vẫn có thể mở ra. Cơ vòng của bàng quang là một van nằm ở đáy bàng quang có tác dụng kiểm soát dòng nước tiểu. Khi mang thai, tử cung của phụ nữ giãn nở làm tăng áp lực lên bàng quang khiến cơ vòng bàng quang và cơ đáy chậu phải chịu một áp lực rất lớn, dần trở nên quá tải. Từ đó, khiến nước tiểu có thể bị rò rỉ ra ngoài, nhất là khi có thêm các áp lực khác như: ho, hắt hơi,…
3. Bà bầu bị són tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh són tiểu tuy không quá nguy hiểm như nhiều bệnh khác nhưng nó lại gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu, có thể gây mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến cả tâm lý của mẹ bầu.
Hơn nữa, việc đi tiểu nhiều lần còn khiến mẹ bầu thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, dễ bị kiệt sức và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng.
Nếu các mẹ thường xuyên lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, khiến thai phụ sẽ gặp phải một số vấn đề như: sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, tăng huyết áp, tăng nhịp tim,…
Són tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây phiền toái cho mẹ bầu
4. Cách trị són tiểu khi mang thai
Để phòng ngừa và điều trị són tiểu khi mang thai, các mẹ bầu cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Tập Kegel
Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút để tập 30 động tác Kegel. Điều này không chỉ giúp quá trình đi lại trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp tăng cường các cơ bắp ở vùng âm đạo, tăng cường khả năng kiểm soát và thư giãn cho những cơ bắp này. Đồng thời giúp các sản phụ chuẩn bị sức khỏe tốt cho lúc lâm bồn và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn sau sinh.
Uống nhiều nước
Uống thiếu nước sẽ làm cho mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu. Vì thế, mẹ bầu nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bà bầu không nên uống quá nhiều nước vào ban đêm vì sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, gây nên tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Kiểm soát cân nặng
Bà bầu bị són tiểu phải biết kiểm soát cân nặng của mình vì trọng lượng thừa sẽ gây áp lực lên bàng quang, khiến tình trạng són tiểu trở nên nặng nề hơn.
Tập luyện bàng quang
Hãy kiểm soát bàng quang của mình bằng cách tập thói quen đi tiểu trước khoảng 30 phút khi các bạn thật sự muốn đi tiểu. Sau đó, cố gắng kéo dài thời gian giữa mỗi lần đi vệ sinh mỗi ngày.
Ăn uống khoa học hợp vệ sinh
Giai đoạn mang thai, bạn phải đảm bảo chế độ ăn uống đúng giờ, ăn uống khoa học hợp lý, tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt,…vì chúng có thể khiến việc kiểm soát bàng quang của bạn trở nên khó khăn hơn.
Tránh táo bón
Táo bón gây áp lực khá lớn lên bàng quang. Vì thế, mẹ bầu cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón trong thai kỳ.
Khi bị són tiểu, bà bầu cần phải tập Kegel và ăn uống khoa học để cải thiện bệnh
5. Bà bầu bị són tiểu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Són tiểu khi mang thai nên ăn gì?
Khi bị són tiểu, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Uống nhiều nước, ít nhất là 8 ly nước mỗi ngày.
- Thực phẩm có chứa silica: Có tác dụng tăng cường các mô liên kết nói chung trong cơ thể và xung quanh bàng quang. Các thực phẩm chứa silica là: cà rốt, táo, hành, bí đỏ, hạnh nhân, cá, ngũ cốc nguyên cám.
- Thực phẩm chứa Magie: Những loại rau có màu xanh đậm như: bông cải xanh, cải kale, cải bắp hay rau bina đều giàu dưỡng chất, trong đó có magie nên bà bầu hãy bổ sung thường xuyên để cải thiện tình trạng són tiểu.
Són tiểu khi mang thai không nên ăn gì?
Bà bầu bị són tiểu nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích hoặc cồn như: cà phê, bia rượu, nước uống có ga,…
- Tránh ăn những loại đồ ăn có quá nhiều gia vị.
- Tránh dùng một số nguyên liệu như: ớt, sốt cải ngựa, wasabi.
Khi bị són tiểu, bà bầu không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích hoặc cồn
6. Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị són tiểu khi mang thai?
Nếu són tiểu khi mang thai kèm các triệu chứng sau thì các bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Sốt, chóng mặt.
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Khó thở, thở gấp.
Trên đây là những thông tin về tình trạng són tiểu khi mang thai. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết bà bầu bị són tiểu phải làm sao để không làm ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội