Hướng Dẫn Mẹ Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Chảy Nước Vàng

Hướng Dẫn Mẹ Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Chảy Nước Vàng

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu kèm theo triệu chứng như: sưng đỏ, chảy máu,…thì ba mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viên ngay để kịp thời xử lý.

Việc chăm sóc sai cách có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ phải hết sức lưu ý, chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cẩn thận, đúng cách.

1. Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng

Đa phần, trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng 2 tuần đầu tiên, trừ một số trường hợp đặc biệt như trẻ bị chồi hạch rốn hoặc các mạch máu rốn chậm khô sẽ rụng dần hoặc bị nhiễm trùng, chảy nước vàng.

Khi rụng rốn, chân rốn có thể rỉ ra một ít dịch trắng và hôi trong khoảng 3 ngày là sạch. Trường hợp trẻ đã rụng rốn mà vẫn bị chảy nước vàng thì rất có thể con đã bị chồi hạch rốn. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị tốt, bé có thể bị nhiễm trùng rốn.

rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng, sau khi rụng rốn bị chảy dịch, rốn bị chảy nước vàng ở người lớn, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng, rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng

Trẻ đã rụng rốn mà vẫn bị chảy nước vàng thì rất có thể con đã bị chồi hạch rốn

2. Khi nào rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng được xem là nguy hiểm?

Điều đầu tiên, các mẹ cần ghi nhớ là khi rốn trẻ còn ướt tuyệt đối không được đắp hay bôi bất cứ thứ gì lên rốn của trẻ với mong muốn làm nhanh khô rốn hơn. Điều này không chỉ khiến trẻ bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc nặng mà còn dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Thường thì khi rốn trẻ sơ sinh chưa rụng, chúng sẽ có một ít dịch vàng nơi chân rốn và một chút máu nấu do dính máu đông ở mặt cắt của cuống rốn. Tuy nhiên, nếu rốn bị chảy nước, có mùi hôi khó chịu hoặc chảy nhiều nước vàng, mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Trường hợp, rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng kéo dài từ 1 tuần trở lên mà vẫn chưa khỏi thì ba mẹ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khi vệ sinh rốn cho bé, nếu rốn bé có biểu hiện như: có mủ sau khi rụng, sưng đỏ, chảy máu hay có mùi hôi khó chịu kèm theo sốt, quấy khóc thì ba mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Sai lầm thường gặp khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh

Sai lầm thường gặp nhất trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là băng rốn quá kín và quá chật vì mọi người vẫn hay nghĩ, băng kín rốn sẽ bảo vệ rốn tốt hơn. Nhưng ngược lại, việc băng rốn quá kín sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng,…

Chưa kể, các mẹ nuôi con theo quan niệm cũ còn tự ý mua thuốc đỏ, đắp lá,…lên cuống rốn của trẻ với hy vọng rốn trẻ nhanh lành. Chính vì sự thiếu hiểu biết này mà là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng rốn nặng, khó điều trị và dễ để lại di chứng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da.

Nhiều bé sinh thường, đủ tháng đủ ngày, bé khỏe mạnh, bú tốt, được băng rốn rất kín nhưng khi kiểm tra, rốn trẻ sơ sinh bj ướt và được đắp bằng chất thuốc màu đen. Hỏi kỹ thì mới phát hiện mẹ nghe theo lời người quen mách bỏ nên đã đắp sái phiện lên cuống rốn của bé để làm nhanh khô rốn. Điều này có thể khiến bé bị ngộ độc sai á phiện nặng và có nguy cơ tử vong cao.

rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng, sau khi rụng rốn bị chảy dịch, rốn bị chảy nước vàng ở người lớn, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng, rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng

Khi chăm sóc rốn cho bé, ba mẹ không được tự ý bôi hay đắp bất cứ thứ gì lên rốn của bé

4. Cách thay băng rốn khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng

Sau khi rụng rốn, nếu rốn của trẻ sơ sinh vẫn bị ướt thì ba mẹ phải biết cách vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ để tránh tình trạng nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thay băng rốn cho bé.
  • Bước 2: Tháo bỏ băng rốn cũ một cách nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh khiến rốn của bé bị tổn thương.
  • Bước 3: Tẩm cồn 70 độ vào bông y tế rồi thấm dần xung quanh phần rốn của bé để sát trùng. Lưu ý là nên thoa từ đầu cuống rốn rồi mới lan ra phần xung quanh.
  • Bước 4: Lấy một miếng gạt đặt vào chân cuống rốn rồi kéo phủ dần lên đầu rốn. Cuối cùng là dùng băng quấn quanh rốn bé và quấn dần ngang bụng.

5. Lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ để tránh có mùi hôi, chảy nước vàng

Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, ba mẹ phải lưu ý đến một số điều sau để tránh tình trạng nhiễm trùng, cuống rốn có mùi hôi, chảy nước vàng.

  • Mẹ phải vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày và tuyệt đối không được băng rốn quá chật, quá kín để rốn bé được sạch sẽ, khô thoáng.
  • Trước khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ phải rửa tay sạch sẽ bằng xà bông và sử dụng cồn 70 độ để diệt hết mọi vi khuẩn trên tay mẹ và tránh lây lan sang rốn bé.
  • Bé phải luôn mặc tã, quần dưới rốn và tránh không để bất cứ vật gì va chạm vào rốn bé.
  • Khi tắm cho bé, không được để nước dính vào rốn của bé. Mẹ chỉ nên thả bé vào chậu nước tắm khi cuống rốn đã rụng và chân rốn khô hoàn toàn.
  • Hàng ngày, sau khi tắm xong cho bé, để tránh cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, mẹ hãy làm sạch vùng rốn của bé bằng cách sử dụng bông gạc vô trùng nhúng cồn 70 độ lau nhẹ nhàng phần chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn và phần da xung quanh rốn có bán kính khoảng 5cm từ trong ra ngoài. Khi mẹ dùng bông gòn lau thì mẹ phải chú ý không được để sợi bông gòn dính vào rốn của bé.
  • Tuyệt đối không dùng bất kỳ một loại dung dịch hay chất lạ nào rắc hay bôi lên vùng rốn kể cả thuốc đỏ, thuốc lá, thuốc kháng sinh, dầu tắm, nước thơm hay tinh dầu massage,...
  • Trong quá trình rụng rốn, rốn của bé sẽ tiết dịch màu nâu đỏ (chứ không phải dịch vàng, xanh) hoặc chảy một chút máu. Điều này là hiện tượng bình thường, mẹ hoàn toàn yên tâm.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ mới sinh. Vì thế, mẹ phải chú ý chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé để rốn của bé không bị nhiễm trùng. Hãy thường xuyên quan sát các biểu hiện xung quanh rốn để có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!