Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Đầu Có Sao Không? Mẹo Hay Chữa Bẹp Đầu Cho Trẻ
Trẻ nhỏ xương sọ còn mềm nên rất dễ bị bẹp đầu, méo đầu nếu ba mẹ không cho bé nằm đúng cách. Vậy trẻ sơ sinh bị bẹp đầu có sao không? Làm thế nào để cứu vãn tình trạng ấy?
Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị bẹp đầu không làm ảnh hưởng gì đến hệ thần kinh nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho bé sau này. Vậy nguyên nhân do đâu và mẹ phải làm sao khi đầu trẻ bị méo mó?
Bẹp đầu ở trẻ sơ sinh là gì?
Xương sọ của trẻ nhỏ từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi đang phát triển và còn rất mềm nên rất dễ bị méo mó biến dạng nếu bị tác động nhiều về ngoại lực. Khi xương sọ bị đè ép kéo dài, thường là tác động phía sau đầu do bé nằm ngửa lâu kéo dài, khiến xương sọ vùng đó bị dẹp, phẳng, đồng thời xương sọ bị ép phải phát triển ngược lại về hướng không bị ngoại lực. Cuối cùng làm cho sọ phát triển dị dạng bất thường, dẫn tới dị dạng mặt và các phần khác của xương đầu làm cho đầu trẻ bị bẹp.
Bẹp đầu ở trẻ có 2 dạng chính:
- Đầu lép phía sau ở một bên (Plagiocephaly) làm cho xương sọ phát triển về phía trước của bên đó.
- Toàn bộ phía sau bị lép (Bradycephaly) phía sau đầu sẽ phẳng lì, giống như hình chữ nhật.
Bẹp đầu ở trẻ sơ sinh
Bệnh trẻ sơ sinh bị bẹp đầu rất dễ phòng ngừa và có thể điều trị nếu phát hiện sớm và khắc phục đúng nguyên nhân.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bẹp đầu
Do nằm quá lâu 1 tư thế
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Như đã nói ở trên, hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm nên việc bé nằm nhiều quá lâu ở một tư thế như nằm ngửa hay nghiêng 1 bên sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu của bé.
Bé nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó.
Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó.
Bé hạn chế cử động cổ
Cơ cổ của bé bị bó chặt khiến bé khó quay đầu. Và vì khó quay đầu, nên bé có xu hướng giữ đầu ở một vị trí khi nằm dẫn đến đầu bị bẹp. Chứng trẹo cổ chỉ xảy ra ở khoảng 2% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do đầu của thai nhi bị nằm nghiêng sang một bên trong tử cung hoặc bé bị chấn thương trước khi hoặc trong quá trình sinh.
Trẻ sinh non
Em bé sinh non có nhiều khả năng bị bẹp đầu, móp đầu hơn so với các bé sinh đủ tháng. Do hộp sọ của bé mềm hơn. Sức khỏe bé sinh non còn yếu không cho phép bé được di chuyển hay được bế bồng nhất là khi bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho em nên còn phải nằm yên một chỗ nhiều hơn khả năng bị bẹp đầu cũng cao hơn.
Hộp sọ chịu tác động từ áp lực xương chậu của mẹ khi còn trong bụng mẹ
Từ trước khi em bé chào đời, nếu hộp sọ của bé phải chiu áp lực từ xương chậu của mẹ hay từ bé cùng sinh đôi khiến cho bé sinh ra đã bị hội chứng đầu phẳng.
Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu phải làm sao? Mẹo hay chữa bẹp đầu cho trẻ
- Thay đổi vị trí đầu trong khi bé ngủ: Cha mẹ nên chịu khó thường xuyên xoay đầu cho bé. Xoay đầu bé luân phiên qua bên này rồi qua bên kia vào mỗi giấc ngủ của bé. Có thể xoay mặt bé qua bên phải vào giấc ngủ này, rồi xoay mặt bé qua bên trái vào giấc ngủ kế tiếp.
- Bế em bé thường xuyên: bế bé trên tay cũng có thể là một cách tuyệt vời để ngăn chặn chứng đầu phẳng. Đây cũng là một cơ hội để cha mẹ gắn kết và chơi với con của mình.
- Tránh để bé ngồi trong ghế nôi, xe nôi hay địu lưng quá lâu, đặc biệt lưu ý khi bé có xu hướng ngã đầu về một bên khi ngồi.
- Cho bé nằm sấp: Những lúc con thức, tỉnh táo và đã được ợ hơi mẹ nên cho con tập nằm sấp. Điều này không chỉ giúp con nhanh cứng cổ, học cách đẩy tay mà còn không lo bé bị méo đầu.
- Sử dụng gối chống bẹp đầu: Được sản xuất dựa trên những nghiên cứu khoa học về trẻ sơ sinh, gối chống bẹp đầu được làm từ nguyên liệu an toàn, hỗ trợ phát triển toàn diện khung xương đầu cho bé, nhẹ nhàng êm ái đưa bé vào giấc ngủ sâu hơn.
- Thu hút sự chú ý của bé: Từ tháng thứ 2 trở đi, những lúc bé nằm nôi hay trên giường mẹ có thể sử dụng đồ chơi có âm thạnh để khuyến khích bé xoay đầu về nhiều hướng. Đầu bé sẽ tròn đẹp nhờ vậy.
- Bổ sung đầy đủ canxi cho bé: Thiếu canxi cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu, ngoài ra còn cản trở sự phát triển chung của bé. Bố mẹ hãy đảm bảo bé nhận được đủ dinh dưỡng, mà cụ thể là canxi, vitamin D… Ngoài ra cũng hãy để ý nhận biết những dấu hiệu cho thế bé bị thiếu canxi (nếu có) để kịp thời khắc phục.
Trên đây là những chia sẻ Mẹ Khỏe Con Thông Minh đến ba mẹ về nguyên nhân gây bẹp đầu, đầu méo ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục mà ba mẹ có thể tham khảo để phòng tránh xảy ra với bé yêu nhà mình. Chúc ba mẹ thành công!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội