Ngôi Thai Ngược Là Gì? Những Điều Mẹ Nên Biết Về Ngôi Thai Ngược
Ngôi thai ngược là gì? Ngôi thai ngược có nguy hiểm không? Ngôi thai ngược có sinh thường được không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Thông thường về những tháng cuối, thai nhi sẽ xoay đầu về phía cổ tử cung của mẹ để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc chào đời sắp tới. Tuy nhiên, có những bé lại hướng chân và mông về đáy tử cung. Đây gọi là ngôi thai ngược. Vậy ngôi thai ngược có nguy hiểm không, ngôi thai ngược có sinh thường được không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Ngôi thai ngược là gì?
Thông thường từ tuần 32 – 34 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị cho sự chào đời sắp tới. Tuy nhiên, có khoảng 3% thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí của mình, không quay đầu dù đã đủ tuần tuổi chào đời. Trường hợp như vậy gọi là ngôi thai ngược.
Ngôi thai ngược (hay còn gọi là ngôi mông) là phần mông hoặc chân của bé quay xuống phía dưới vùng xương chậu của mẹ, còn phần đầu sẽ nằm phía trên gần ngực mẹ. Thai nhi nằm ngôi thai ngược trong quá trình sinh dễ mắc phải một số vấn đề như: trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiếu oxy lên não,…nên rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Ngôi thai ngược là phần mông hoặc chân quay xuống phía dưới, phần đầu nằm phía trên gần ngực mẹ
2. Phân loại ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược được chia làm 2 loại: ngôi thai ngược hoàn toàn và ngôi thai ngược không hoàn toàn.
Ngôi thai ngược hoàn toàn
Đây là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược. Đầu gối của bé sẽ co lại, đùi gập vào người giống như tư thế ngồi xổm. Phần mông của bé sẽ đi ra ngoài đầu tiên trong lúc sinh.
Ngôi thai ngược không hoàn toàn
Ở dạng này lại được chia thành 3 kiểu nhỏ:
- Kiểu mông: Mông bé thường hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng và chân vắt ngược lên đầu.
- Kiểu chân: Hai chân duỗi thẳng.
- Kiểu đầu gối: Thai quỳ gối trong tử cung.
Các dạng sinh của ngôi mông
3. Nguyên nhân khiến ngôi thai ngược
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngôi thai ngược. Cụ thể như sau:
Sinh non
Phần lớn các trường hợp ngôi thai ngược đều là do sinh non, em bé trong bụng mẹ chưa đủ tháng nên chưa có đủ thời gian để quay ngôi về vị trí bình thường là đầu ở dưới và mông ở trên. Lúc này, thai nhi ra đời trong tư thế phần mông ở dưới.
Thiếu ối hoặc đa ối
Nước ối có vai trò rất quan trọng đối với em bé trong bụng mẹ. Lượng nước ối vừa đủ chính là môi trường lý tưởng để em bé trong bụng mẹ quay đầu. Còn nếu nước ối quá ít sẽ khiến thai nhi bịt kẹt, không có không gian để quay đầu. Nước ối quá nhiều sẽ khiến bé xoay chuyển ở bất kỳ vị trí nào vào tuần cuối của thai kỳ.
Tử cung, dạ con của mẹ có hình dạng bất thường
Nếu mẹ có tử cung phát triển không đầy đủ, vị trí bám rau thấp, khung xương chậu hẹp, tử cung có hình ống, có vách ngăn khi sinh con đều khó có ngôi thai thuận.
U xơ tử cung
Nếu mẹ bị u xơ tử cung và các u xơ này ngày càng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ngôi thai xoay thuận.
Mẹ mang thai nhiều lần
Mẹ càng sinh nhiều con thì tử cung càng co giãn kém. Điều này không tạo được không gian thoải mái cho thai nhi quay đầu.
Các vấn về dị tật bẩm sinh
Các vấn đề dị tật bẩm sinh như: tràn dịch não, hội chứng Down, tim bẩm sinh,…cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.
Mang song thai, đa thai
Không gian trong bụng mẹ sẽ phải chia cho các thai nhi khiến con bị hạn chế hoạt động, không đủ diện tích để xoay chuyển hay quay thuận thai, vùng vẫy.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngôi thai ngược nhưng phần lớn do là sinh non
4. Dấu hiệu nhận biết ngôi thai ngược
Hiện nay, các mẹ bầu dễ dàng nhận biết ngôi thai ngược hay ngôi thai thuận thông qua siêu âm. Tuy nhiên, với những mẹ bầu không có điều kiện siêu âm thai thường xuyên thì có thể nhận biết ngôi thai ngược qua các biểu hiện sau:
- Khi mẹ sinh thường thấy chân hoặc mông của bé ra trước.
- Khi sờ vào phần trụng trên, mẹ sẽ thấy đầu của bé. Đó là khối hình tròn, cứng và di động được, còn phần mông thì mềm, không rõ hình khối gì.
- Cảm giác cứng ở ngay phía dưới sườn.
- Màng vỡ ối và phân su trào ra cũng là biểu hiện cảnh báo ngôi thai ngược.
- Sa dây rốn hay dây nhau.
- Biểu đồ đo cơn gò – tim thai có sự bất thường.
5. Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?
Ngôi thai ngược không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi chuyển dạ sẽ tiềm ẩn những nguy cơ sau:
Đối với mẹ bầu
- Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ nên mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
- Mẹ bầu có thể gặp phải biến chứng sa dây rốn hoặc dây nhau, làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cho em bé trong bụng mẹ. Khi gặp các trường hợp này, các bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định mổ cấp cứu để đưa em bé ra ngoài ngay lập tức.
- Ngôi thai ngược khiến đầu em bé bị kẹt lại nếu mẹ bầu sinh thường. Lúc này, thai nhi có thể bị thiếu oxy và thời gian sin hem bé sẽ kéo dài. Trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ phải mổ đẻ để cứu lấy em bé.
Đối với thai nhi
- Trẻ có thể bị bầm dập vùng mông do va chạm với khung chậu của mẹ.
- Cơ quan sinh dục của trẻ có thể bị phù, nhất là các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
- Những trẻ có ngôi mông thiếu có thể sẽ giữ tư thế duỗi chân liên tục trong vài ngày sau đó.
- Nếu quá trình sinh nở diễn ra nhanh quá hoặc sinh non thì đầu em bé dễ bị tổn thương.
6. Ngôi thai ngược có sinh thường được không?
Theo các bác sĩ, ngôi thai ngược vẫn có thể sinh thường được nếu đảm bảo các yêu cầu sau: thai nhi nhỏ, sinh con rạ và tầng sinh môn giãn nỡ nhiều.
Thai phụ cũng có thể sinh theo phương pháp âm đạo có can thiệp từng phần nhỏ để giảm sang chấn cho thai nhi.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngôi thai ngược thì tốt nhất là nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Ngôi thai ngược thì nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
7. Những cách giúp mẹ xoay ngôi thai ngược
Từ tuần thứ 32 – 34, mẹ bầu sẽ được thông báo chính xác ngôi thai thuận hoặc ngược thông qua biện pháp siêu âm thai. Nếu được chuẩn đoán là ngôi thai ngược, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau để xoay ngôi thai về vị trí thuận lợi.
Can thiệp tự nhiên
- Giơ chân lên cao: Mẹ giơ chân lên cao khi nằm sẽ khiến cơ thể dốc xuống, thai nhi sẽ di chuyển đều về hướng cao hơn nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Thực hiện tư thế này từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi và tập 3 lần/ngày.
- Gập người: Mẹ bầu chống tay và chống chân lên sàn bằng phẳng. Sau đó, hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Mẹ nên thực hiện từ tuần thứ 37 của thai kỳ trở đi để giúp đổi ngôi thuận.
- Nằm nghiêng: Nằm nghiêng khi ngủ vừa không làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy để nuôi thai vừa giúp em bé dễ dàng xoay đầu hơn.
- Bơi lội: Bơi lội là phương pháp giúp em bé xoay đầu theo đúng hướng. Vì thế, mẹ có thể bơi lội trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30.
Can thiệp y khoa
Hiện tại trong y khoa có 2 thủ thuật giúp ngôi thai xoay đúng vị trí để thuận lợi hơn khi chào đời, đó là:
- Thủ thuật ECV
- Kỹ thuật Webster
Trên đây là những thông tin về ngôi thai ngược. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn ngôi thai ngược, biết cách xoay đầu ngôi thai trở về vị trí tốt nhất để em bé sinh ra dễ dàng mà không cần sinh mổ.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội