Mẹo Giúp Trẻ Sơ Sinh Không Bị Vặn Mình, Mẹ Nào Cũng Nên Biết
Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là biểu hiện khiến rất nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Vậy làm sao để cải thiện được tình trạng vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh?
Dưới đây là 9 mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Ba mẹ hãy tham khảo để cải thiện tình trạng vặn mình ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn nhé.
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều?
Trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều có thể là do các yếu tố sau:
Do biểu hiện sinh lý
Để thích nghi với môi trường bên ngoài
Trẻ sơ sinh bị vặn mình là phản ứng bình thường của cơ thể do bé chưa quen với môi trường xung quanh. Khi mới sinh, các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não của trẻ chưa hoàn thiện nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế hơn. Vì thế, trẻ hay vặn mình, vận động tay chân để thích nghi với môi trường ngoài.
Ngôn ngữ cơ thể
Đôi khi, trẻ sơ sinh vặn mình nhiều là không muốn được bế hoặc không muốn cho ăn. Hình thức này có thể là một dấu hiệu cho biết bé muốn đặt xuống hoặc thay đổi vị trí.
Phản xạ giật mình
Hầu hết, trẻ sơ sinh đều có phản xạ giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) khi trẻ nghe thấy một tiếng động lớn đột ngột. Phản xạ này có thể xảy ra nếu trẻ cảm thấy mình đang rơi hoặc di chuyển đột ngột. Lúc này, trẻ vặn mình để thể hiện hành động tự vệ.
Do bệnh lý
Bên cạnh những biểu hiện sinh lý trên, trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều, uốn éo, ngủ không sâu giấc, thậm chí là giật mình, khóc thét vào ban đêm thì ba mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khác. Vì chúng có thể là do các bệnh lý sau:
- Hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu không được chăm sóc hợp lý. Vì thế, ba mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ như: trẻ dễ bị kích ứng, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình, gồng mình khi ngủ, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, bờ thóp mềm,…
- Một số bệnh lý khác như: Bé bị viêm da, côn trùng đốt, chui vào tai,…cũng khiến bé vặn mình nhiều.
Trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý
3. Biểu hiện vặn mình sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện vặn mình do sinh lý
Khi trẻ vặn mình, mặt sẽ đỏ trong vài phút. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ vẫn tăng cân, ăn uống sinh hoạt bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe.
Biểu hiện vặn mình do bệnh lý
Biểu hiện vặn mình do bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cân nặng, tình trạng da và tóc của bé,…Các biểu hiện đó bao gồm:
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình, nôn ói, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc, chậm lên cân, dẫn đến tình trạng còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,…
- Trẻ bị tổn thương thần kinh nên thường gồng mình, vặn mình, khó ngủ, co giật.
- Ngoài ra, trẻ vặn mình là do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, ngứa, nóng.
Trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo biểu hiện quấy khóc, còi xương, rụng tóc,...thì cần đưa trẻ đi khám
4. Trẻ sơ sinh bị vặn mình nhiều có sao không?
Tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Vì thế, mẹ cũng không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ ăn uống no sau đó vặn mình có thể gây nôn trớ. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng khắc phục để sữa không tràn vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.
5. Mẹo giúp trẻ sinh sinh không bị vặn mình
Khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, mẹ có thể áp dụng một vài mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình dưới đây để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Thay bỉm tã loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi cho bé
Đây là mẹo đầu tiên vừa giúp trẻ không bị vặn mình vừa cải thiện được giấc ngủ cho trẻ.
Việc cha mẹ chọn loại bỉm, tã thấm hút tốt, vừa vặn với mông của bé sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bé, giúp bé ngủ ngon hơn, không bị vặn mình.
Thay bỉm tã mềm mại, êm ái là mẹo đầu tiên giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình nhiều
Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái
Nhiệt độ phòng nóng quá hay lạnh quá đều khiến bé không thoải mái, vừa ngủ vừa vặn mẹ. Vì thế, ba mẹ cần chú ý đến phòng ngủ của bé, cần chọn nơi thoáng mát, dễ chịu, có nhiệt độ thích hợp, không gian yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.
Bên cạnh đó cần giặt giũ chăn, màn thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ để tránh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Tắt đèn cho bé trước khi đi ngủ
Ánh sáng đèn quá chói có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Vì thế, bạn cần tắt đèn hoặc để đèn tối để giúp bé ngủ ngon hơn, không bị vặn mình.
Nhẹ nhàng vỗ về
Khi bé vặn mình, khó ngủ, quấy khóc, ba mẹ hãy ôm bé vào lòng, âu yếm, hát ru cho bé để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Tắm nắng cho bé thường xuyên
Trẻ vặn mình do bệnh lý có thể là do thiếu vitamin D, canxi, photpho. Việc tắm nắng cho trẻ sẽ giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da. Từ đó, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt hơn.
Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ 6 – 9 giờ sáng hoặc từ 16h – 18h chiều.
Tắm nắng giúp trẻ tự tổng hợp được vitamin D, giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn
Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé
Thông thường với trẻ sơ sinh bú mẹ, dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ được sẽ truyền qua con. Vì thế, mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: canxi, kẽm, vitamin có trong cá hồi, cá ngừ, các loại rau củ quả,…để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé
Quan tâm đến cảm xúc của trẻ
Ngoài biểu hiện sinh lý bình thường, trẻ sơ sinh vặn mình còn có thể là do trẻ đang biểu đạt cảm xúc của mình như: khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm, đói, tã ướt,…Vì thế, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con để có thể hiểu và giúp đỡ con.
Kiểm tra da bé thường xuyên
Khi bé hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu, ba mẹ hãy chú ý đến những vùng da ở bắp tay, khuỷu bẹn, vùng kín,…xem trẻ có đang mắc các bệnh về da không. Nếu có thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Mẹo chữa vặn mình cho trẻ bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không để chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh cũng là cách được nhiều mẹ áp dụng. Lúc này, mẹ nên chọn những lá trầu không bánh tẻ (không quá già cũng như không quá non). Rửa sạch với nước muối rồi để ráo, đem hơ trên bếp để giữ ấm. Sau đó, đắp trực tiếp lên da bé. Thời điểm phù hợp nhất để áp dụng cách này là vào buổi sáng sớm khi bé đang ngủ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Trên đây là 9 mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Hy vọng với những thông tin này, các bạn sẽ biết trẻ sơ sinh bị vặn mình phải làm sao. Từ đó, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, không bị vặn mình nhiều.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội