Kinh Nghiệm Sinh Mổ Lần Đầu Không Đau Cho Các Mẹ Bầu
Dù là đẻ thường hay đẻ mổ thì chị em cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Riêng với sinh mổ, chị em phải chuẩn bị nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn để vượt qua dễ dàng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm sinh mổ cho chị em lần đầu mang thai, các bạn hãy tham khảo để trải qua quá trình “vượt cạn” nhanh chóng, thành công.
1. Sinh mổ là gì? Quy trình sinh mổ được thự hiện như thế nào?
Sinh mổ (mổ lấy thai) là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của mẹ.
Sinh mổ có thể lên kế hoạch trước khi cơn đau chuyển dạ (gọi là mổ chủ động) hoặc mổ không có kế hoạch, theo chỉ định bắt buộc của bác sĩ (gọi là sinh mổ cấp cứu). Lúc này, sản phụ sẽ được gây tê ở phần lưng cột sống giúp mẹ có thể nhận biết sự chào đời của bé yêu, từng thao tác của bác sĩ mà không có cảm giác đau đớn nào trong quá trình thực hiện.
Sinh mổ là phương pháp cực kỳ an toàn, xử lý nhanh những tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, sinh mổ cũng mang lại nhiều điểm hạn chế, thời gian phục hồi vết mổ lâu nên mẹ phải chú ý đến khoảng cách sinh giữa các lần mang thai. Em bé sinh mổ cũng gặp phải một số ảnh hưởng như: thiếu sức ép cần thiết của đường sinh sản so với sinh tự nhiên, gây trụy hô hấp, viêm phổi,…Khả năng miễn dịch của trẻ sinh mổ kém hơn sinh thường.
Sinh mổ là một thủ thuật y khoa, mổ lấy thai ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của mẹ
2. Những trường hợp không thể sinh thường phải sinh mổ
- Mẹ thất bại trong bước chuyển dạ, cổ tử cung mở không đủ để em có thể di chuyển ra ngoài.
- Dây rốn của bé bị chèn ép hoặc nhịp thim của bé không thể vượt qua cuộc sinh thường.
- Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba.
- Có vấn đề về nhau thai.
- Kích cỡ bé quá lớn không thể sinh thường.
- Mang thai ngôi ngang, ngôi ngược,…
- Mẹ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm virus, làm suy giảm hệ miễn dịch ở người.
- Mẹ măc các bệnh mạn tính như: huyết áp cao, tim, gan, basedown.
Sinh mổ có thể là mổ chủ động hoặc mổ cấp cứu do sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi có vấn đề
3. Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 không đau
- Vì chưa có kinh nghiệm sinh mổ nên các mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng một tâm lý tốt để có ca mổ đẻ thành công.
- Giai đoạn trước sinh, mẹ có thể xem video một ca sinh mổ để hình dung những gì sẽ xảy ra với mình và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra.
- Mẹ sinh mổ chủ động có thể chọn ngày sinh, giờ sinh nhưng lưu ý thai nhi ít nhất phải được 39 tuần, không nên chọn ngày sinh quá sớm vì lúc này cơ thể bé chưa được hoàn thiện hết. Trừ trường hợp, sức khỏe của mẹ và thai nhi có vấn đề thì bác sĩ mới chỉ định mổ sớm.
- Chuẩn bị mổ đẻ, mẹ nên ăn uống nhẹ nhàng, tránh ăn những món ăn cay nóng, gia vị gây ợ hơi. Lưu ý: Mẹ nên ăn trước khi sinh mổ 8 tiếng để tránh việc gây tê làm thức ăn ở dạ dày trào ngược lên phổi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng.
- Sau khi sinh mổ, mẹ phải ở viện lâu hơn so với sinh thường nên mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân. Có quá nhiều thứ phải chuẩn bị nhưng tốt nhất mẹ đừng ôm đồm, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để yên tâm hơn trong quá trình sinh con.
- Bước vào phòng sinh mổ, mẹ không thể tránh khỏi cảm giác hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến niềm vui, niềm hạnh phúc khi sắp được chào đón con yêu để vượt qua cảm giác này. Thời gian từ lúc mổ cho đến lúc em bé chào đời là rất nhanh, chỉ mất khoảng 5 phút. Trước khi mổ, mẹ được làm sạch vùng bụng, nơi thực hiện vết mổ để phòng ngừa viêm nhiễm. Sau đó gây tê, gắn ống truyền nước biển để duy trì cơ thể không bị mất nước, 1 ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu.
- Khi sinh, mẹ sẽ được gây tê để không có có cảm giác đau đớn gì. Tuy nhiên, mẹ vẫn cảm nhận được mọi tác động của bác sĩ ở phần thân dưới.
- Sinh mổ xong, mẹ phải mất ít nhất 1 tuần đầu cơ thể mới hồi phục sức khỏe. Trong thời gian này, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chăm sóc bé. Tốt nhất là kết giao với các mẹ khác để không bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, khiến bạn stress.
- Khi rời viện về nhà mẹ chú ý chăm sóc vết mổ, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
- Về mặt dinh dưỡng: Ngày đầu sau sinh mẹ có thể ăn cháo trắng. Còn những ngày sau thì ăn nhiều rau, uống nhiều nước, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ sữa cho con bú và giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
- Việc vận động sau sinh cũng là điều quan trọng, giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Vì thế, sau sinh mổ được 24 giờ, mẹ nên ngồi dậy vận động, tập đi với sự giúp đỡ của người thân để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm sinh mổ giúp mẹ lần đầu sinh con có thêm kiến thức và kinh nghiệm để “vượt cạn” thành công. Các bạn hãy lưu lại để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc sinh con sắp tới nhé.
Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!