Kế Hoạch Chăm Sóc Trẻ Thừa Cân Béo Phì, Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Kế Hoạch Chăm Sóc Trẻ Thừa Cân Béo Phì, Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Thừa cân béo phì ở trẻ đang là vấn nạn của toàn cầu. Bởi chúng gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho trẻ. Vì thế, khi phát hiện trẻ bị thừa cân, cha mẹ phải có kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì để “hãm” cân nặng lại.

Dưới đây là kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì hiệu quả. Các bạn hãy tham khảo để ngăn chặn bệnh cho con. Từ đó, hạn chế những điều không đáng có xảy ra.

1. Thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam

Theo các dữ liệu thống kê cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ đang là nỗi lo thách thức của toàn thế giới. Chỉ riêng tại Việt Nam, năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại Hà Nội và Hồ Chí Minh là 12%. Sau 13 năm, tức là năm 2009, tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đã tăng lên 43%. Từ năm 2014 đến 2015, viện dinh dưỡng của Việt Nam đã cho biết tỷ lệ trẻ béo phì ở Hồ Chí Minh là trên 50%, khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Điều này cho biết, tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là các thành phố lớn.

kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân béo phì, cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, biện pháp khác phục trẻ thừa cân béo phì, chăm sóc trẻ béo phì, cân nặng của trẻ béo phì, những biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, trẻ thừa cân béo phì, những món ăn dành cho trẻ béo phì

Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ đang là nỗi lo thách thức của toàn thế giới

2. Tác hại của bệnh thừa cân béo phì

Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, thừa cân béo phì còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ như:

Bệnh tim mạch

Trẻ bị béo phì sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch do lượng mỡ thừa bọc thu thập tim, hàm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu đến nuôi tim, từ đó gây nên các bệnh lý về tim mạch.

Bệnh lý nội tiết chuyển hóa

Bên cạnh các bệnh lý như: tiểu đường type 2, rối loạn mỡ máu, kháng insulin,…béo phì còn là nguyên nhân hàng đầy gây nên tình trạng dậy thì sớm ở bé gái.

Bệnh lý hô hấp

Mỡ thừa có thể khiến đường thở của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn. Do đó trẻ bị béo phì sẽ dễ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng giảm thông khí.

kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân béo phì, cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, biện pháp khác phục trẻ thừa cân béo phì, chăm sóc trẻ béo phì, cân nặng của trẻ béo phì, những biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, trẻ thừa cân béo phì, những món ăn dành cho trẻ béo phì

Trẻ bị béo phì dễ mắc các bệnh lý về hô hấp hơn so với trẻ có mức cân nặng bình thường

Bệnh tiêu hóa

Mỡ dư bám vào quai ruột gây táo bón.

Sự ứ đọng phân và các chất độc hại sinh ra dễ sinh bệnh ung thư đại tràng.

Lượng mỡ tích tụ ở gân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan

Bệnh lý về xương

Do trọng lượng nặng quá nên gây sức ép cho xương khớp, trẻ dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên.

Các ảnh hưởng về tâm lý

Trẻ bị thừa cân béo phì sẽ bị phân biệt đối xử với các bạn cùng trang lứa vì ngoại hình. Vì thế dễ khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp với mọi người.

3. Kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì

Mục tiêu khi chăm sóc trẻ thừa cân béo phì là làm giảm tốc độ tăng cân xuống nhưng cho phép trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường. Đối với trẻ em, bố mẹ cần chú trọng tăng chiều cao chứ không giảm cân. Chỉ thực hiện giảm cân cho trẻ trên 7 tuổi bị béo phì nặng hoặc trẻ trên 2 tuổi béo phì có biến dưới.

Dưới đây là kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì hiệu quả, mẹ có thể tham khảo:

Cân bằng calo nhờ thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh

kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân béo phì, cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, biện pháp khác phục trẻ thừa cân béo phì, chăm sóc trẻ béo phì, cân nặng của trẻ béo phì, những biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, trẻ thừa cân béo phì, những món ăn dành cho trẻ béo phì

Trẻ bị thừa cân béo phì cần xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây

Nguyên tắc trong việc cân bằng lượng calo cho trẻ thừa cân béo phì là cho trẻ ăn những loại thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ những phải có lượng calo thấp hoặc trung bình. Thực đơn của trẻ sẽ như sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa carbs tốt như: bột yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc,…
  • Cho trẻ uống sữa ít béo hoặc không béo và các sản phẩm từ sữa như: sữa không đường, phô mai, sữa chua,…
  • Bổ sung nguồn protein từ thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu,…

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ béo phì thừa cân:

  • Cho trẻ ăn với khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo lượng thức ăn nằm trong khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng như: Mỗi ngày trẻ từ 6 – 11 tuổi cần 8 – 13 đơn vị ngũ cốc, 4 – 6 đơn vị đậm, 4 – 6 đơn vị sữa. Mỗi 1 đơn vị ngũ cốc tương đương với ½ bát cơm hoặc 80g bún; 1 đơn vị đạm tương đương với 38g thịt lợn nạc hoặc 34g thịt bò 44g cá; 1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa tươi, 100g sữa chua và 15g phô mai.
  • Mẹ khuyến khích cho trẻ uống nhiều nước, ăn chậm, nhai kỹ để tạo cảm giác no lâu cho dạ dày.
  • Cố gắng nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng chất béo và đường mà trẻ nạp vào trong mỗi bữa ăn. Đồng thời nên hạn chế thực hiện các món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên làm các món luộc, hấp, kho.
  • Hướng trẻ đến những món ăn vặt bổ dưỡng ít calo như: ăn 1 quả táo cỡ trung bình, 1 quả chuối, 1 chén nho, 1 cốc quả việt quất,…thay vì ăn xúc xíc, thịt nguội, nem chua rán,…tại trường.

Cân bằng lượng calo nhờ chế độ vận động hợp lý

kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân béo phì, cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, biện pháp khác phục trẻ thừa cân béo phì, chăm sóc trẻ béo phì, cân nặng của trẻ béo phì, những biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, trẻ thừa cân béo phì, những món ăn dành cho trẻ béo phì

Với trẻ bị thừa cân béo phì, ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động để quản lý cân nặng, thúc đẩy chiều cao

Nếu chỉ áp dụng cho trẻ mỗi chế độ thực đơn thấp calo thì mẹ sẽ khó lòng khắc phục được tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ. Thêm vào đó, mẹ nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động để quản lý cân nặng và thúc đẩy chiều cao của trẻ.

Trẻ nên tham gia ít nhất là 60 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải vào tất cả các ngày trong tuần. Hãy nhớ rằng trẻ em luôn bắt chước người lớn. Do đó, bố mẹ hãy bắt đầu tham gia trước để khuyến khích trẻ tham gia cùng.

Một số hình thức tập luyện phù hợp với trẻ là: đi bộ nhanh, bơi lội, đá bóng, nhày dây, khiêu vũ,…Ngoài ra, mẹ cũng tạo điều kiện cho trẻ làm việc nhà như: quét dọn sân vườn, nhà cửa; tưới cây;…Điều này cũng giúp trẻ tiêu hao năng lượng hiệu quả.

Song song với đó, mẹ cũng nên hạn chế thời gian trẻ ngồi thụ động một chỗ. Hãy giới hạn thời gian xem ti vi, lướt web của trẻ (không quá 2 giờ/ngày với trẻ trên 6 tuổi và dưới 1 giờ/ngày với trẻ từ 2 – 6 tuooit).

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ béo phì thừa cân. Để được tư vấn cụ thể về kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, các bạn nên đưa trẻ đến khám tại các trung tâm dinh dưỡng. Tại đây, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá các chỉ số quan trọng của cơ thể. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị riêng, cải thiện chứng thừa cân béo phì cho trẻ.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!