Dây Rốn Quấn Cổ 1 Vòng Có Sao Không? Liệu Có Đáng Lo Ngại Không?

Dây Rốn Quấn Cổ 1 Vòng Có Sao Không? Liệu Có Đáng Lo Ngại Không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không, có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nếu bạn đang lo lắng, mất ăn mất ngủ vì dây rốn quấn cổ 1 vòng thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không để yên tâm hơn nhé.

1. Thế nào dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Dây rốn có hình dạng như một ống dẫn 2 đầu có vai trò đưa oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Đồng thời, mang những sản phẩm chuyển hóa từ thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài.

Thông thường, dây rốn của bé dài khoảng 50 – 60cm. Dây dốn càng dài thì có nguy cơ dây rốn quấn cổ 1 vòng càng cao, thậm chí là quấn cổ 2 vòng và tại các vị trí khác trên cơ thể như: tay, chân,….

Theo thống kê, số lượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ chiếm 2.5 – 8.3%, trong đó có 37% thai nhi gặp phải tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Trường hợp dậy rốn quấn cổ rơi vào khoảng tuần 24 – 26 của thai kỳ chiếm khoảng 12% và giai đoạn cuối thai kỳ chiếm 37%.

dây rốn quấn cổ 1 vòng, dây rốn quấn cổ 1 vòng sinh thường được không, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36, dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 35, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 37, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 28, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 26, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 27, mẹo chữa dây rốn quấn cổ, cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng, trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh, cách cho bé tự tháo dây rốn quấn cổ, dây rốn quấn cổ 2 vòng, cách chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Dây rốn quấn 1 vòng là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi 1 vòng

2. Nguyên nhân khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là do dây rốn dài hơn mức bình thường và ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Do sự hiếu động của em bé: Những tháng đầu, thai nhi có xu hướng hoạt động khá nhiều trong bụng mẹ. Vô tình trong quá trình chuyển động khiến dây rốn quẩn vào cổ, tay hoặc chân của bé.
  • Dây rốn mềm: Khi bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi bắt đầu quay đầu để chuẩn bị cho sự chào đời sắp tới. Lúc này dây rốn cũng mềm hơn và dễ quấn vào cổ của thai nhi hơn.
  • Do vận động mạnh của mẹ: Thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ làm việc nhiều và quá sức. Đây là tư thế khiến bé dễ bị dây rốn quấn cổ và các chi.
  • Nước ối nhiều: Nước ối nhiều cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng dây rốn quấn ở thai nhi.
  • Mẹ mang song thai hoặc đa thai: Mang song thai hoặc đa thai cũng là trường hợp dễ khiến em bé bị dây rốn quấn cổ.

3. Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng hầu hết không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của bé cũng như lúc chào đời, thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ sau:

  • Trẻ nhẹ cân, thiếu máu: Vì dây rốn quấn cổ nên chức năng truyền máu cũng như truyền các chất dinh dưỡng từ mẹ sang con bị hạn chế khiến thai nhi bị nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là thai chết lưu.
  • Dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng làm thai bị treo, khiến quá trình di chuyển xuống cổ tử cung của mẹ để đi ra ngoài gặp khó khăn hơn. Từ đó, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ.
  • Nếu dây rốn siết quá chặt và quấn cổ trong một thời gian dài thì có thể ảnh hưởng đến não bộ của bé. Nguyên nhân là dây rốn quấn khá chặt khiến lượng máu truyền lên não bị đứt, làm não bị tổn thưởng.
  • Nhịp tim bất thường: Khi chuyển dạ, tử cung của mẹ bắt đầu co thắt khiến dây rốn siết chặt hơn, làm em bé nghẹt thở và nhịp tim có thể giảm xuống.
  • Khả năng mẹ phải sinh mổ cao hơn sinh thường: Đa phần, tình trạng dây rốn quấn cổ đều rơi vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu thai nhi không thể tự tháo gỡ sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp tim. Vì thế, các bác sĩ yêu cầu mổ lấy thai để đề phòng những trường hợp xấu xảy ra.

Tóm lại, dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Do đó, bạn cần đi khám thai thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm.

dây rốn quấn cổ 1 vòng, dây rốn quấn cổ 1 vòng sinh thường được không, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36, dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 35, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 37, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 28, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 26, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 27, mẹo chữa dây rốn quấn cổ, cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng, trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh, cách cho bé tự tháo dây rốn quấn cổ, dây rốn quấn cổ 2 vòng, cách chữa dây rốn quấn cổ 2 vòng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không quá nguy hiểm nhưng bạn phải khám thai thường xuyên để can thiệp kịp thời

4. Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ 1 vòng

Cách tốt nhất để xác định dây rốn quấn cổ 1 vòng là siêu âm. Nếu xuất hiện trong giai đoạn đầu thì mẹ không phải lo lắng gì nhiều vì dây rốn hoàn toàn có thể tự tháo gỡ. Tuy nhiên, việc siêu âm cũng rất khó đánh giá tình trạng dây rốn quấn cổ có gây ra nguy hiểm nào cho  thai nhi không. Vì thế, nếu nhận thấy có khả năng để lại rủi ro cho thai nhi, bác sĩ sẽ theo dõi siết chặt hơn để đảm bảo an toàn cho bé.

5. Cách tháo dây rốn quấn cổ 1 vòng

Thực tế, y học vẫn chưa tìm được cách nào để chữa dây rốn quấn cổ cho bé khi bé còn ở trong bụng mẹ mà chỉ trông chờ vào khả năng vận động để tự tháo ra của bé. Còn trong dân gian có một mẹo vặt để chữa dây rốn quấn cổ cho bé, đó là: bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, bé bị quấn bao nhiêu vòng thì mẹ bò bấy nhiêu vòng. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng tin quá bởi phương pháp này chưa được khoa học chứng minh và khi thực hiện mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Không bò khi cảm thấy cơ thể đang bị mệt hoặc bò ngay sau khi vừa ăn xong.
  • Không bò quá nhanh hoặc bò quá nhiều vòng khiến mẹ bị chóng mặt, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không vận động quá nhanh hoặc làm việc quá sức.
  • Ngồi thẳng lưng, không ngồi gù lưng hoặc ngồi ở tư thế nằm vì đây là những tư thế khiến thai nhi bị chèn ép.
  • Mẹ cần chú ý và đếm vận động của thai nhi sau khi bò. Nếu sau 2 giờ đồng hồ, thai nhi cử động chưa đến 3 lần thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Đây là hiện tượng không đáng lo ngại, tuy nhiên các bạn cũng phải khám thai thường xuyên để can thiệp và hỗ trợ kịp thời, tránh những nguy hiểm không đáng có xảy ra nhé.

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!