Giải Mã: Đau Ngực Khi Mang Thai Kéo Dài Bao Lâu Thì Hết?
Đau tức ngực là một dấu hiệu nhận biết mang thai dễ nhận thấy nhất. Chúng thường xảy ra từ tuần 4 cho đến tuần 6 của thai kỳ. Vậy đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đau ngực là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với những bạn lần đầu làm mẹ thì chắc không khỏi lo lắng về tình trạng đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.
1. Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai
Ngay từ thời điểm thai nhi bắt đầu “tựu hình” thì ngực của mẹ cũng xuất hiện các dấu hiệu để chuẩn bị cho việc nuôi con sau này. Và theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau ngực khi mang thai là:
- Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể khi mang thai, nhất là hormone progesterone và estrogen khiến lưu lượng máu vận chuyển đến bầu ngực nhiều hơn. Nó gây ra tình trạng căng tức ngực. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến lý do ngực của phụ nữ mang thai thường nổi gân xanh và cảm thấy nóng ran.
- Các tuyến sữa ở đầu ngực bắt đầu hình thành và hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị cung cấp nguồn sữa cho con khi chào đời cũng khiến bầu ngực của mẹ căng tức và đau hơn.
- Việc mặc áo ngực không phù hợp, không đúng kích cỡ size ngực cũng khiến vòng 1 của mẹ bầu bị thay đổi và đây cũng là nguyên nhân chèn ép lên vùng ngực, khiến ngực của mẹ bị căng tức.
Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị đau ngực khi mang thai là do sự thay đổi của hormone
2. Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu?
Thông thường, đau ngực khi mang thai sẽ xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ và chúng thường kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau đó, các biểu hiện này sẽ giảm dần trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và quay trở lại trong những tháng cuối của thai kỳ. Do gần đến ngày sinh, các tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ hơn, núm vú của mẹ to ra, chuyển sang màu thâm đen và đôi khi còn tiết dịch màu vàng. Đây gọi là sữa non – một dưỡng chất vàng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời.
Đau ngực khi mang thai có thể kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ
3. Đau ngực khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau ngực khi mang thai là tình trạng phổ biến, xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chị em vẫn phải kiểm tra vấn đề này theo 2 trường hợp sau:
Căng tức ngực bình thường
Mẹ bầu cảm thấy bầu ngực căng tức, đau nhẹ, khi ấn vào thì cảm thấy đau nhói hơn. Ngoài ra, trên bầu ngực của mẹ còn thấy xuất hiện các vết rạn, nổi gân, đôi khi là nóng rát. Triệu chứng này ở mỗi thai phụ là khác nhau, không phải ai cũng giống ai, có những thai phụ cảm thấy rất đau nhưng cũng có mẹ chỉ có cảm giác thoáng qua.
Căng tức ngực bất thường
Mặc dù, đau ngực là dấu hiệu bình thường khi mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau ngực cũng là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Vì thế, nếu mẹ bầu thấy mình có đặc điểm sau thì phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé:
- Đau ngực đột ngột kèm theo triệu chứng ho, khó thở.
- Cơn đau ngực lan xuống 2 cánh tay.
- Người nóng sốt.
- Chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều.
Tất cả các dấu hiệu này đều là biểu hiện của một số bệnh về tim, phổi hoặc xuất hiện cục u trong ngực nên mẹ bầu phải hết sức lưu ý.
Đau ngực khi mang thai kèm triệu chứng ho, khó thở thì phải đi viện ngay
4. Mẹ bầu nên làm gì để giảm đau ngực khi mang thai?
Để giảm tình trạng đau ngực khi mang thai, chị em cần áp dụng một số biện pháp đơn giảm sau:
- Massage bầu nực mỗi ngày: Việc massage bầu ngực mỗi ngày sẽ kích thích tuyến sữa, hạn chế tình trạng tắc tia sữa về sau. Vì thế, chị em nên dùng 2 tay nâng bầu ngực lên, nhẹ nhàng massage từ ngoài vào trong khoảng 5 phút để bầu ngực cảm thấy thoải mái hơn, giảm căng tức, khó chịu.
- Dùng khăn nóng chườm ngực: Khi bị đau ngực, chị em có thể dùng khăn nóng chườm ngực để làm dịu cơn căng tức ngực.
- Tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen: Việc tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen sẽ giúp cơ thể thư giãn hơn, giảm đau tức ngực.
- Điều chỉnh tư thế ngồi: Bà bầu nên ngồi thẳng hoặc đứng thẳng để phổi hoạt động tốt hơn Khi ngồi sai tư thế sẽ khiến phổi bị chèn ép gây tức ngực khó thở.
- Thư giãn: Đừng để bản thân mệt mỏi quá. Hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tích cực rèn luyện các môn thể thao như: đi bộ, bơi lội, yoga,…để làm giảm tình trạng căng tức ngực.
- Thay đổi chế đọ ăn uống: Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm đau tức ngực hiệu quả khi mang thai. Tuyệt đối nên tránh ăn những loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, bơ, gan,…Thay vào đó nên tích cực ăn rau củ quả, thịt nạc, dùng dầu thực vật. Chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng ăn quá no, ợ nóng, trào ngược dạ dày.
- Chọn áo ngực phù hợp: Kích cỡ ngực của mẹ bầu tăng dần theo thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần lựa chọn loại áo ngực có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn để bảo vệ vòng một tốt nhất. Chú ý nên chọn loại áo ngực được làm từ chất liệu thấm hút tốt, mềm và giặt giũ sạch sẽ thường xuyên.
- Thiết lập lối sống khoa học: Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin qua chế độ ăn uống. Tăng cường rèn luyện thể thao, tránh sử dụng các chất gây hại.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về việc đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân thật tốt, có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.
Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội