Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Lưu Sớm, Mẹ Bầu Nào Cũng Phải Nằm Lòng

Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Lưu Sớm, Mẹ Bầu Nào Cũng Phải Nằm Lòng

Cùng với sảy thai, thai lưu cũng là nỗi lo sợ của tất cả mẹ bầu. Vì thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu để có cách phòng tránh giúp mẹ tròn con vuông nhé.

Theo thống kê, cứ 200 ca mang thai sẽ có 1 thai bị chết lưu. Do đó, mẹ bầu cần phải nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

1. Thai lưu là gì?

Thai lưu là tình trạng thai chết trước thời điểm sinh, một số ít trường hợp có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thậm chí là lúc sinh.

Dựa vào thời điểm xảy ra hiện tượng thai chết lưu, người ta chia thành 2 loại sau:

  • Thai chết lưu dưới 20 tuần: Thai lưu trong giai đoạn này thường khó phát hiện do không có biểu hiện, triệu chứng gì. Để chuẩn đoán chính xác thai có chết lưu hay không, bà bầu phải tiến hành siêu âm thai.
  • Thai chết lưu trên 20 tuần: Giai đoạn này, bà bầu dễ dàng phát hiện ra những bất thường đang xảy ra nếu thấy thai nhi không cử động hoặc 2 vú tiết ra sữa non,…

dấu hiệu thai lưu, dấu hiệu thai lưu không ra máu, hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai lưu 8 tuần, dấu hiệu thai lưu 6 tuần, dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4, dấu hiệu thai lưu 3 tháng giữa, dấu hiệu thai lưu 7 tuần, dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Thai lưu là tình trạng thai chết trước thời điểm sinh

2. Nguyên nhân khiến thai lưu

Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Tuy nhiên, theo thống kê, các nguyên nhân có thể khiến thai lưu là:

Rối loạn nhiễm sắc thể và những dị tật bẩm sinh

Đây là nguyên nhân chiếm tới 14% các ca thai lưu. Các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể gây ra tình trạng đột biến, các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như vô sợ, não úng thủy, phù rau,…khiến thai nhi không thể tự phát triển, dẫn tới lưu thai.

Tình trạng giới hạn tăng trưởng trong tử cung

Tình trạng này khiến thai nhi kém phát triển hơn so với tuổi thai một cách đáng kể. Từ đó, làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong khi chào đời do thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để phát triển.

Bong rau non

Bong rau non là tình trạng rau thai đột ngột tách khỏi tử cung khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đây được xem là tai biến sản khoa có thể khiến sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị bong rau non như: mẹ bầu bị chấn thương ở bụng do va chạm hoặc ngã, cấu trúc buồng tử cung bất thường, tình trạng vỡ ối non,…

Các vấn đề về dây rốn

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn thắt nút hoặc dây rốn quấn cổ khiến thai nhi không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng thai chết lưu.

Nhiễm trùng thai kỳ

Theo thống kê có tới 13% thai nhi chết lưu là do nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng này hầu hết là do virus, vi khuẩn lây nhiễm từ đường sinh dục của mẹ trước đó mà vẫn chưa được điều trị triệt để khiến chúng vô tình lây nhiễm trong thai kỳ, đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Quá ngày dự sinh

Mẹ bầu mang thai quá ngày dự sinh có nguy cơ bị thai lưu cao. Bởi thai quá ngày dự sinh thường có cân nặng khá lớn, rau thai mất khả năng nâng đỡ thai nhi nên thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, oxy, dẫn đến tình trạng thai chết lưu.

Các biến chứng sản khoa khác

Ngoài các nguyên nhân trên, biến chứng sản khoa như cạn ối, dư ối,…cũng là nguyên nhân khiến thai chết lưu. Bên cạnh đó, mẹ bầu mang đa thai cũng tiềm ẩn nguy cơ thai chết lưu.

Mẹ bầu có bệnh lý nền

Mẹ bầu mắc các bệnh lý sau cũng có nguy cơ lưu thai cao:

  • Thừa cân béo phì.
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Rối loạn đông máu
  • Lupus ban đổ
  • Tim mạch
  • Tuyến giáp

Do chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Sử dụng các chất kích thích, chất có cồn, caffeine thường xuyên như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Sử dụng nhiều các chất giảm đau theo toa.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Không nghỉ ngơi đầy đủ.

dấu hiệu thai lưu, dấu hiệu thai lưu không ra máu, hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai lưu 8 tuần, dấu hiệu thai lưu 6 tuần, dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4, dấu hiệu thai lưu 3 tháng giữa, dấu hiệu thai lưu 7 tuần, dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Sử dụng các chất kích thích thường xuyên là nguyên nhân khiến thai lưu

3. Dấu hiệu thai lưu

Tuy dấu hiệu thai lưu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu cảnh báo khác. Song khi thấy các dấu hiệu này xảy ra, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được khám ngay.

Mất tín hiệu thai máy

Thai máy là những cử động của thai nhi. Từ tuần thứ 20 trở đi, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ những tín hiệu thai máy của con. Khi thai máy có dấu hiệu giảm dần, mẹ bầu cần phải đi kiểm tra ngay lập tức. Trường hợp mẹ bầu không cảm nhận được thai máy thì rất có thể thai đã chết lưu.

Vòng 1 giảm đáng kể

Khi mang thai, bầu ngực của mẹ sẽ ngày càng tăng lên. Nếu hiện tượng này đột biến mất, mẹ bầu cần phải kiểm tra thai ngay lập tức.

Giảm chiều cao tử cung

Chiều cao tử cung sẽ tăng lên theo thai kỳ. Trong mỗi lần khám thai nếu chiều cao tử cung không thay đổi hoặc giảm đi thì mẹ bầu cần phải đi khám ngay.

Chảy máu âm đạo

Khi có bất kỳ bất thường nào liên quan đến dịch âm đạo, mẹ bầu đều không được chủ quan, nhất là chảy máu âm đạo. Âm đạo bị chảy máu có thể là biểu hiện của việc tử cung bị nhiễm trùng. Khi đó, màng ối bao bọc em bé có thể bị yếu, khiến mẹ vỡ ối bất kỳ lúc nào.

Đau bụng

Đau bụng nhẹ hay nặng đều là tín hiệu xấu của thai kỳ. Khi bị đau bụng, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được khám ngay lập tức.

Ngoài các dấu hiệu trên, hoa mắt chóng mặt, thị lực suy giảm, sốt cao, đau lưng dữ dội,…cũng là dấu hiệu thai lưu, mẹ bầu cần lưu ý.

dấu hiệu thai lưu, dấu hiệu thai lưu không ra máu, hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai lưu 8 tuần, dấu hiệu thai lưu 6 tuần, dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4, dấu hiệu thai lưu 3 tháng giữa, dấu hiệu thai lưu 7 tuần, dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Đau bụng là dấu hiệu rõ ràng nhất nhận biết thai lưu

4. Mẹ bầu cần làm gì khi bị thai lưu?

Khi bị thai lưu, tâm lý của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh, thực hiện các việc làm dưới đây:

Tìm hiểu nguyên nhân khiến thai lưu

Đây là việc làm quan trọng giúp mẹ biết được nguy cơ tiềm ẩn trong lần mang thai kế tiếp để phòng tránh, ngăn chặn tối đa tình trạng thai lưu xảy ra.

Dành thời gian để nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe

Kết thúc cuộc phẫu thuật, cơ thể mẹ mệt mỏi, cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Sản phụ nên nghỉ ngơi ít nhất 6 – 8 tuần, ăn uống đầy đủ để sớm hồi phục sức khỏe.

Giữ tinh thần luôn ổn định

Đau buồn là điều không tránh khỏi khi thai lưu. Tuy nhiên, mẹ cần chủ động chia sẻ với người thân để giải tỏa, tránh tình trạng đau buồn kéo dài, mất ăn, mất ngủ, dẫn đến trầm cảm, chấn thương tâm lý.

dấu hiệu thai lưu, dấu hiệu thai lưu không ra máu, hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu, dấu hiệu thai lưu 8 tuần, dấu hiệu thai lưu 6 tuần, dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4, dấu hiệu thai lưu 3 tháng giữa, dấu hiệu thai lưu 7 tuần, dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Khi bị thai lưu, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn

5. Biện pháp phòng ngừa thai lưu

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, tránh bị thai lưu, mẹ bầu cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Bổ sung axit folic khi mang thai để làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Không bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn khám thai nào.
  • Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tham gia các bài tập thể dục dành cho bà bầu.
  • Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp, tiểu đường trước và trong khi mang thai.
  • Theo dõi chuyển động thai kỳ từ kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.
  • Cẩn thận khi đi lại để tránh tình tai nạn, té ngã. Tránh đi giày cao gót và đeo dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô.
  • Lựa chọn những loại thức ăn tự nấu trong nhà để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết thai lưu để mẹ bầu lưu tâm và đi khám nếu có bất thường xảy ra. Hy vọng chúng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!