Kinh Nghiệm Mang Thai Sau Thai Lưu, Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Kinh Nghiệm Mang Thai Sau Thai Lưu, Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Nếu chẳng may mẹ rơi vào hoàn cảnh “mất con” do thai lưu thì những lần mang thai tiếp theo mẹ nên giắt túi những kinh nghiệm mang thai sau lưu dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển tốt.

Thai lưu là một biến cố mà không ai muốn xảy ra. Nó để lại nỗi đau vô cùng lớn cho người mẹ không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Thế nhưng, cuộc đời không ai biết được chữ “ngờ”, đôi khi mình không muốn rắc rối, thương đau xảy ra nhưng nó vẫn cứ bám lấy mình. Vì thế, các mẹ không được chủ quan với vấn đề thai lưu. Vậy thai lưu là gì? Chuẩn bị mang thai sau thai lưu thì cần những gì? Hãy cùng xem những tin bổ ích dưới đây nhé.

1. Thai lưu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của thai lưu?

Thai lưu (hay còn gọi là thai chết lưu) là tình trạng thai nhi không phát triển được. Thai bị chết và lưu trong tử cung của mẹ trước khi chào đời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, nếu thai chết lưu khi mới 1-2 tháng tuổi thì thai có thể tự tiêu biến đi, thậm chí mẹ không biết mình đã mang thai và thai chết lưu.

Nếu thai chết lưu trong khoảng từ 3-6 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo gắp thai hoặc hút thai chân không. Nếu mẹ bầu trên 6 tháng mới phát hiện thai lưu thì sử dụng phương pháp đẻ non để cho thai lưu ra ngoài. Thông thường, thai lưu ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong tử cung của mẹ càng ngắn.

kinh nghiệm mang thai sau lưu, chuẩn bị mang thai sau thai lưu, kinh nghiệm có thai sau thai lưu, muốn có thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị có thai sau thai lưu, chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị mang thai sau khi bị thai lưu lần đầu, cần chuẩn bị gì trước khi mang thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị mang thai lại sau khi bị thai lưu

Thai lưu là tình trạng thai nhi không phát triển được trong tử cung của mẹ

2. Nguyên nhân khiến thai chết lưu

2.1 Nguyên nhân từ mẹ

Mẹ mắc các bệnh mãn tính: Những người bị bệnh tiểu đường, tim, suy gan, suy thận, tuyến giáp, huyết áp cao,…thì nguy cơ thai chết lưu cao hơn những người bình thường.

  • Mẹ bị nhiễm trùng: Vùng kín của mẹ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,…thì khả năng lớn sẽ lây cho thai nhi khiến thai nhi ngừng phát triển.
  • Bất thường ở tử cung: Phụ nữ có tử cung bất thường như: tử cung hình vòm, cung đôi,…đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Trong quá trình mang thai nếu mẹ ăn uống không đủ chất, ăn những loại thực phẩm không đảm bảo, có chứa thành phần nguy hại cho thai nhi thì nguy cơ lưu thai là tương đối cao.
  • Mang thai khi lớn tuổi: Phụ nữ ở ngoài 40 dễ gặp phải những tình huống như sảy thai, đái thái đường thai kỳ, mang thai ngoài tử cung, thai chết lưu,…

2.2 Nguyên nhân từ thai nhi

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường sẽ có nguy cơ chất lưu cao hoặc tử vong sau khi chào đời.
  • Bất thường ở dây rốn, bánh nhau: Khi siêu âm, xét nghiệm nếu phát hiện thai nhi đang gặp hiện tượng bất thường ở dây rốn, bánh nhau thì mẹ nên cẩn thận và chuẩn bị sẵn tinh thần cho những trường hợp xấu nhất xảy ra.
  • Khác biệt giữa nhóm máu của mẹ với của con: Trước khi chuẩn bị mang thai sau thai lưu, mẹ cũng nên biết rằng sự khác biệt giữa nhóm máu của mẹ với nhóm máu của con cũng khiến thai dễ chết lưu.

3. Dấu hiện nhận biết thai lưu

Thai lưu ở trong tử cung của mẹ càng lâu càng nguy hiểm, do đó mẹ cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết thai lưu:

  • Thai nhi không chuyển động: Nếu mẹ không cảm nhận thấy những chuyển động của thai nhi trong vòng 8-10 giờ thì cần phải đi khám ngay nhé.
  • Không nghe được tim thai: Khi mẹ không nghe được tim thai của con thì nên chuẩn bị sẵn tinh thần mất con là rất hay.
  • Tử cung của mẹ không phát triển: Khi mang thai, tử cung của mẹ ngày càng phát triển theo tuổi thai. Nếu mẹ thấy tử cung ngừng mở rộng thì điều đó chứng tỏ thai nhi đang gặp nguy hiểm, không phát triển được.
  • Rỉ nước ối: Là dấu hiệu nhận biết thai lưu quan trọng nhất.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường: Nếu dịch âm đạo xuất hiện bất thường thì mẹ phải đi khám và kiểm tra ngay.

4. Những bà mẹ có nguy cơ bị thai chết lưu cao

Những chị em thuộc diện dưới đây cần phải thẩn trọng khi mang thai để tránh rơi vào hoàn cảnh thai chết lưu:

  • Mẹ mang thai dưới 15 tuổi và ngoài 40 tuổi.
  • Mẹ mang bầu song thai, đa thai.
  • Mẹ có tiền sử thai chết lưu.
  • Mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,....trong thời kỳ có thai.
  • Mẹ thừa cân, béo phì.
  • Mẹ mắc các bệnh về huyết áp cao, tiểu đường, suy thận, bệnh tim, tuyến giáp.

kinh nghiệm mang thai sau lưu, chuẩn bị mang thai sau thai lưu, kinh nghiệm có thai sau thai lưu, muốn có thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị có thai sau thai lưu, chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị mang thai sau khi bị thai lưu lần đầu, cần chuẩn bị gì trước khi mang thai sau khi bị thai lưu, chuẩn bị mang thai lại sau khi bị thai lưu

Mẹ mang thai dưới 15 tuổi và trên 40 tuổi có nguy cơ lưu thai cao

5. Sau thai lưu bao lưu thì mẹ nên mang thai lại?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền (Phó khoa khám bệnh của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) cho biết: Sau khi lấy thai lưu ra, cơ thể người mẹ phải chịu nhiều đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc này mẹ nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe và tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Đồng thời, mẹ phải mất ít nhất 3-4 tuần để phục hồi lại kinh nguyệt và các chức năng của buồng trứng. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà thời gian phục hồi và quay lại kinh nguyệt là khác nhau.

Sau 1-2 tháng, bạn cảm thấy người khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, thoải mái, có ham muốn tình dục thì có thể sinh hoạt đời sống vợ chồng bình thường. Tuy nhiên, bạn phải tránh thai ít nhất 3 tháng sau thai lưu. Trường hợp, thai chết lưu trên 28 tuần tuổi thì bạn nên kiêng cữ 1 năm.

6. Những việc cần làm để chuẩn bị mang thai sau thai lưu

Hầu hết các cặp vợ chồng đều bị ám ảnh về mặt tâm lý lẫn tinh thần sau việc thai lưu. Do đó, ở những lần mang thai tiếp theo, họ đều lo lắng, bất an, sợ mất con một lần nữa.

Vậy chuẩn bị mang thai sau thai lưu, họ cần phải thực hiện những gì để hiện thức hóa giấc mơ được chào đón con yêu ra đời bình an, khỏe mạnh.

6.1 Chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần

Sau khi thai lưu, chồng và nhũng người xung quanh cần động viên, chăm sóc chu đáo đến người mẹ bởi mẹ là người chịu tổn thương và đau đớn nhất.

Mọi người không nên gây áp lực, đổ mội tránh nhiệm, tội lỗi cho mẹ mà thay vào đó hãy dành những lời quan tâm, hỏi han chân thành nhất để họ sớm lấy lại tinh thần. Tinh thần có tốt thì sức khỏe mới khá lên được.

Sau khi thai lưu, các cặp vợ chồng nên hoãn việc có thai lại ít nhất trong vòng từ 3 – 6 tháng. Khi quyết định mang thai lần tiếp theo, vợ chồng nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế để kiểm tra, khám sức khỏe sinh sản.

6.2 Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Một trong những điều quan trọng nhất cho việc chuẩn bị mang thai sau thai lưu là chú ý đến ăn uống, tích cực bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Thực phẩm giàu tinh bột: Khoai lang, khoai tây, bột yến mạch, ngô, bí đỏ,…
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Phô mai, thịt gà, trứng, sữa, đậu lăng, đậu hũ, bông cải xanh, quả bơ, rau bina,…
  • Thực phẩm giàu chất béo: Trứng, phô mát, bơ, các loại hạt, cá, trứng gà,…
  • Thực phẩm giàu vitamin: Táo, măng tây, nấm, rau xanh, sữa, cam, ngũ cốc,…

6.3 Hạn chế các thói quen xấu để tránh lưu thai lần nữ

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Không uống cafe, đồ ăn thức uống chứa nhiều caffeine như: nước tăng lực, socola, trà đen,…
  • Không quá căng thẳng, mệt mỏi, hãy giữ tinh thần luôn thư giãn, thoải mái.

6.4 Bổ sung các loại thuốc bổ trước khi mang thai

  • Acid folic: Loại vitamin cần thiết để tổng hợp AND, giúp phòng tránh nguy cơ dị tật ở thai nhi.
  • Axit béo Omega-3 DHA/EPA: Bổ sung axit béo Omega-3 DHA/EPA để tăng dòng máu tới tử cung, cung cấp các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự làm tổ của bào thai.
  • Sắt: Bổ sung thêm sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt ở mẹ bầu.

Để chuẩn bị mang thai sau thai lưu bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần chú ý đến sức khỏe, ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng,…thì chắc chắn con yêu sẽ đến với bạn thêm một lần nữa.

Chúc các bạn luôn khỏe để chuẩn bị mang thai sau thai lưu thật tốt.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!