Mang Thai Ngoài Tử Cung Là Gì? Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị
Mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0.45-1.05% và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Vậy chửa ngoài tử cung là gì? Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Mang thai và sinh nở là hành trình vô cùng thiêng liêng của người phụ nữ khi làm mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn khi hành trình đó được diễn ra thuận lợi, thậm chí còn thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Trong đó, không thể không nhắc đến mang thai ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, thai kỳ bắt đầu là khi trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh tạo thành phôi. Những ngày đầu phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và vùi vào làm tổ ở lớp nội mạc tử cung. Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển ở tử cung cho đến khi em bé được sinh ra.
Có thai ngoài tử cung là như thế nào? Đó là tình trạng bào thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở các vị trí khác như ở vòi trứng (trường hợp này hay gặp nhất, chiếm đến 95%), một số trường hợp nằm ở buồng trứng, cổ tử cung hay ở ổ bụng.
Có thai ngoài tử cung là sao?
Có thai ngoài tử cung có sao không?
Thai nằm ngoài tử cung sẽ không được bảo vệ bởi buồng tử cung, cũng không thể phát triển bình thường bởi ngoài tử cung ra thì không có đủ chỗ trống để chứa thai cũng như nhau thai có thể phát triển được. Thậm chí, ở một số trường hợp nghiêm trọng khi thai phát triển to ra có thể gây vỡ vòi trứng. Vỡ thai làm chảy máu rất nghiêm trọng và nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ.
Mang thai ngoài tử cung có thể diễn biến theo 3 hướng sau:
Bị vỡ vòi trứng, dẫn đến chảy máu vào ổ bụng.
Khi khối thai ngày một phát triển lớn, nó chèn ép, ăn mòn các mạch máu ở vòi trứng, làm cho vòi trứng bị căng ra, phồng lên. Thai tiếp tục lớn hơn sẽ làm các mạch máu bị vỡ ra, làm vỡ vòi trứng gây ra chảy máu ổ bụng. Điều này vô cùng nguy hiểm, cần được phẫu thuật ngay lập tức bởi mất quá nhiều máu sẽ đe dọa đến tính mạng bà bầu.
Bào thai ngoài tử cung tự ngừng phát triển
Trường hợp này, không cần phải điều trị cũng như không quá nguy hiểm. Bệnh nhân cần được theo dõi cho đến khi thai nhi ngừng phát triển hoàn toàn. Với các khối thai còn nhỏ, các tế bào nuôi thai không phát triển khiến cho sự cung cấp máu đến khối thai giảm dần, không còn được nuôi dưỡng khối thai sẽ tự ngừng phát triển.
Sẩy khối thai qua loa vòi vào trong ổ bụng.
Chính vì khối thai đã làm tổ ở sai vị trí, thai ngoài tử cung nên rất dễ bị bong ra, gây sẩy khối thai, chảy máu.
- Nếu chỉ bị chảy máu nhẹ, làm ứ đọng máu trong vòi trứng, khối thai sẽ tự tiêu đi.
- Nếu bị chảy máu nhiều hơn, gây ra ứ đọng máu, tạo thành các khối máu đọng trong ổ bụng
- Nếu không may sẩy khối thai làm chảy máu ồ ạt khắp ổ bụng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Do đó, mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, cần phải được điều trị đúng cách và kịp thời.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Có thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?
Về cơ bản, dấu hiệu mang thai ngoài tử cung khá giống như mang thai bình thường nhưng có thể kèm theo một số triệu chứng khác là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung bao gồm:
Chậm kinh: Đây là dấu hiệu thường thấy ở bất kì người phụ nữ nào mang thai. Tuy nhiên, một số người bị mang thai ngoài tử cung lại có kinh nguyệt không đều, bị sớm bị muộn thất thường nên rất khó để nhận biết.
Ra máu âm đạo bất thường: Một ngày nào đó, phát hiện có một chút máu màu hồng dính ở quần lót mà lại không phải kỳ kinh nguyệt thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã có thai. Tuy nhiên, với người có chửa ngoài tử cung thì không chỉ là đốm máu báo ấy mà lại gặp phải hiện tượng ra máu kéo dài, máu màu đỏ thẫm. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là máu của hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên cần lưu ý xem thời điểm đó có trùng với thời gian có kinh không? Quan sát kỹ về lượng máu chảy, màu sắc, độ loãng, đặc của máu xem có gì khác với các kì kinh nguyệt trước hay không.
Đau bụng: Khi có thai ngoài tử cung thì bà bầu sẽ cảm thấy đau bụng ở vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới, thậm chí là cảm giác đau bụng như bị mót rặn khi táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau dữ dội hay âm ỉ, có thể kèm theo chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của thai ngoài tử cung.
Tại sao lại có thai ngoài tử cung?
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng có thai ngoài tử cung như sau:
- Bị viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu dó các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, hút, nạo phá thai
- Do các dị tật như bị tắc, bị hẹp vòi trứng bẩm sinh
- Bị bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
- Di chứng của phẫu thuật
>>> Xem thêm:
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng mẹ bầu cần lưu ý gì?
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?
Phương pháp phòng ngừa, điều trị
Điều trị mang thai ngoài tử cung
Khi thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể tự di chuyển được vào tử cung và cũng không có cách nào để di chuyển khối thai đó vào tử cung. Do đó cần phải có biện pháp điều trị kịp thời. Có 3 phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đó là : dùng thuốc, phẫu thuật và theo dõi sự ngưng phát triển của thai.
Không phải trường hợp nào có thai ngoài tử cung cũng đều phải phẫu thuật. Nếu như được phát hiện sớm khi khối thai chưa bị vỡ, kích thước còn nhỏ thì có thể được chỉ định tiêm thuốc cho khối thai tự tiêu. Ngược lại khi kích thước khối thai lớn (> 3cm) thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ áp dụng những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần được đi thăm khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi. Nhất là thời điểm biết mình đã có thai, mẹ bầu nên đi siêu âm xem thai đã vào tử cung chưa, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phương pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa có thai ngoài tử cung, phụ nữ cần đặc biệt lưu ý hạn chế nạo phá thai, thay vào đó sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; giữ gìn vệ sinh vùng kín tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, trong thời gian sau sinh và cho con bú.
Khi phát hiện có dấu hiệu bị viêm nhiễm sinh dục, nên đi thăm khám để được điều trị đầy đủ, kịp thời tránh để lại di chứng bị viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là với những sản phụ đã từng bị mang thai ngoài tử cung hay trước đó từng có tình trạng viêm nhiễm sinh dục.
Việc phát hiện sớm có thai ngoài tử cung khi chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy hiểm và tử vong, tăng khả năng giữ lại được vòi trứng để duy trì khả năng có thai lại bình thường sau đó.
Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ hiểu rõ hơn về mang thai ngoài tử cung, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa. Hy vọng đã giúp mẹ có được những thông tin cần thiết để tự chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và chia sẻ rộng rãi đến mọi người. Đừng quên truy cập Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mỗi ngày nhé!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội