Giải Đáp Từ Chuyên Gia: Có Bầu Ăn Rau Càng Cua Được Không?
Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon, lạ miệng, hấp dẫn mà còn có công dụng giải độc, thanh nhiệt cực tốt. Vậy có bầu ăn rau càng cua được không. Hãy cùng xem nhé.
Có bầu ăn rau càng cua được không? Rau càng cua có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không? Hãy cùng với mekhoeconthongminh.com đi tìm lời giải đáp nhé.
1. Có bầu ăn rau càng cua được không?
Rau càng cua là loại rau thuộc họ Hồ Tiêu. Rau dễ trồng và phát triển mạnh ở vùng đất tơi xốp, ẩm ướt, có khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới.
Theo đông y, rau càng cua có tính bình, vị chua nên được xem là dược phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, trị bệnh viêm khớp,…
Ngoài ra, xét về mặt dinh dưỡng, rau càng cua còn chứa tới 92% là nước nên rất mát. Còn lại là chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của con người như: kali, magie, sắt, canxi, protein,…
Vậy có bầu ăn rau càng cua được không? Theo các bác sĩ, chuyên gia y tế thì bà bầu hoàn toàn ăn được rau càng cua. Tuy nhiên, bạn chỉ được ăn với mức vừa phải và ăn một cách hợp lý, tránh lạm dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu có thể ăn rau càng cua nhưng phải ăn với mức độ vừa phải
2. Tác dụng của rau càng cua đối với bà bầu
Bổ sung sắt
Rau càng cua chứa lượng sắt lớn nên rất có lợi cho bà bầu. Chị em nào đang mang thai mà bị thiếu sắt thì có thể làm nộm rau càng cua để tăng cường dinh dưỡng, bồi bổ máu cho cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Thành phần dinh dưỡng có trong rau càng cua rất phong phú, trong đó lượng calo cung cấp cho cơ thể rất thấp. Vì thế, mẹ bầu nên ăn rau càng cua vài lần/tuần để làm ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Giàu chất oxy hóa
Hàm lượng vitamin A có trong rau càng cua chính là chất chống oxy hóa mạnh nên giúp cơ thể thải độc hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lão hóa tế bào. Vì thế, mẹ bầu nên sử dụng rau càng cua trong các công thức thải độc da, giúp da luôn tươi trẻ tự nhiên.
Chống viêm kháng khuẩn
Axit béo không bão hòa prostaglandin có trong rau càng cua có tác dụng chống viêm, hạ sốt nên chị em có thể dùng để đắp ngoài da, trị mụn nhọn, dưỡng da.
Phòng ngừa các bệnh viêm khớp
Rau càng cua được dùng để điều trị các bệnh viêm khớp trong thời kỳ mang thai. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 ly nước ép rau càng cua, bạn sẽ cải thiện được tình trạng viêm khớp gối, chữa co rút, đau lưng.
Có tác dụng an thần, ổn đinh tâm lý
Bà bầu ăn rau càng cua sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái và ổn định hơn nhiều, nhất là trong giai đoạn phải chịu nhiều ảnh hưởng của sự thay đổi hormone lớn này.
Mỗi ngày, kết hợp 1 ly nước ép rau càng cua với một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cơ thể sẽ khỏe khoắn, phấn chấn hơn nhiều, giúp mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Giảm nồng độ acid trong máu
Do được tẩm bổ quá nhiều trong giai đoạn mang thai nên nồng độ acid uric trong máu tăng lên khá nhiều. Để làm giảm nồng độ acid uric này lại, bạn nên bổ sung rau càng cua càng nhiều càng tốt.
Giúp giải độc, lợi tiểu
Nhờ tính mát mà rau càng cua được sử dụng nhiều để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt vào mùa hè, các chị em có thể đun nước với rau càng cua để uống thay nước lọc hàng ngày. Nước rau càng cua vừa thanh lọc độc tố vừa giải nhiệt giảm nóng trong người.
2. Cách chế biến rau càng cua cho bà bầu
Rau càng cua có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, đối với bà bầu, tốt nhất bạn nên ăn chín uống sôi để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.
Dưới đây là các món ăn tốt cho bà bầu được chế biến bằng rau càng cua, các bạn có thể tham khảo để đổi bữa cho bản thân và gia đình.
Canh rau càng cua thịt băm
Rau càng cua thịt băm
Chuẩn bị:
- Rau càng cua (số lượng tùy thích)
- 100g thịt nạc xay (có thể nấu với nước hầm xương lợn)
- Tỏi
- Hành tím
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, mì chính
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt sau khi mua về rửa sạch dưới vòi nước lạnh. Sau đó băm nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ.
- Bước 2: Ướp thịt với một chút hành tím băm nhỏ, mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.
- Bước 3: Rau càng cua nhặt sạch, loại bỏ cọng già, lá úa. Rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 4: Phi thơm hành tím, cho thịt đã ướp vào xào săn. Sau đó, cho thêm lượng nước vừa ăn vào. Đun sôi nước.
- Bước 5: Khi nước sôi thả rau càng cua vào, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn.
- Bước 6: Đơi canh sôi lại một lần nữa rồi tắt bếp, thưởng thức ngay khi còn nóng.
Rau càng cua xào tỏi
Rau càng cua xào tỏi
Chuẩn bị:
- Rau càng cua
- Tỏi
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, mì chính, hạt tiêu,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau nhặt sạch, loại bỏ cọng già, lá héo úa rồi đem rửa sạch.
- Bước 2: Đem tỏi ra bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.
- Bước 3: Làm nóng một chút dầu ăn rồi cho tỏi vào xào thơm. Tiếp tục cho rau càng cua vào, xào trên ngọn lửa lớn.
- Bước 4: Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn. Lưu ý: Rau càng cua rất nhanh chín nên bạn chỉ cần xào trong vài phút.
- Bước 5: Cho rau càng cua ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Rau càng cua nấu nấm
Rau càng cua nấu nấm
Chuẩn bị:
- Rau càng cua
- Thịt nạc heo
- Nấm rơm
- Nấm kim châm
- Hành, tỏi băm
- Gia vị: Mắm, muối, mì chính, hạt tiêu
Cách làm:
- Bước 1: Rau nhặt lấy phần cọng non, loại bỏ cọng già, lá úa. Đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh.
- Bước 2: Nấm rơm và nấm kim chi cắt chân, rửa sạch với nước muối pha loãng. Cắt nấm rơm thành 2 đến 3 phần.
- Bước 3: Thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi ướp thêm với một chút gia vị để thịt đậm đà hơn.
- Bước 4: Cho nấm vào xào nhanh cùng với thịt rồi cho lượng nước vừa ăn vào nồi thịt, đun cho đến khi nào nước sôi thì cho rau càng cua vào, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết: Có bầu ăn được rau càng cua không? Nhờ tính mát và chứa nhiều chất dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rau càng cua. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng với 1 lượng ít và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.